Bác Hồ thăm trường Thanh niên  lao động XHCN Hòa Bình,  ngày 17/8/1962.
Ảnh: T.L

Bác Hồ thăm trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình, ngày 17/8/1962. Ảnh: T.L

(HBĐT) - Cứ mỗi xuân về, Tết đến, đêm giao thừa, giờ phút thiêng liêng, nhân dân ta náo nức đón nghe những lời thơ chúc tết của Bác Hồ. Đã 43 năm rồi vắng lời thơ chúc Tết của Người, tâm tư của những người con đất Việt:

 

 “Cho con ước tự bây giứ

Mỗi năm vào buổi giao thừa, mỗi năm

Bác về cùng với nhân dân

Đọc thơ Tết lấy một lần, hãy đi”.

                                                                       

                                                                  (Vũ Cao)

 

Đó là nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta khi mùa xuân về, đêm ba mươi, giờ phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, giờ phút trừ tịch thiêng liêng mà nặng phần tâm linh được nghe giọng thơ ân tình sâu lắng của Người, vị lãnh tụ kính yêu của Đảng, của dân tộc. 43 năm Bác đi xa, mỗi mùa xuân về vắng tiếng Bác đọc thơ xuân trên làn sóng điện Đài Tiếng nói Việt Nam. Những năm đó, trong hoàn cảnh kháng chiến khó khăn, có một số gia đình có được chiếc đài thu thanh bán dẫn thế là cả nhà ngồi nghiêm trang chờ đợi lắng nghe. Có địa phương tiến bộ hơn đã mắc được chiếc loa phóng thanh trên cây cao, ở ngã ba đường để cả làng, cả bản ngóng tai về chiếc loa mà nghe một cách trân trọng đầy không khí thiêng liêng.

Bài thơ cuối cùng mừng xuân năm 1969 của Người:

 

Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì độc lập, vì tự do

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào

Tiến lên

Chiến sĩ, đồng bào

Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn.

 

Cứ mỗi lần giao thừa đến, đâu đây lại âm vang những vần thơ chúc Tết của Người như lời Tổ quốc, non sông vọng về sâu thẳm bởi tất cả chúng ta vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần. 19 bài thơ xuân chúc Tết của Bác từ năm 1942 - 1969 đã làm nên giai điệu mùa xuân của đất nước trong thời đại mới mà âm vang của nó như còn đọng lại trầm hùng, tha thiết trong bài thơ xuân cuối cùng và ngân nga mãi trong lòng chúng ta.

 

Mừng xuân 1969 - cách đây đã 43 năm, gần một nửa thế kỷ, theo dòng chảy của thời gian, bài thơ xuân 1969 Bác viết trước 9 tháng Người ra đi. Bài thơ đậm chất dân gian như con người Bác. Điệu lục bát, khúc dân ca - Việt Nam là Bác - Bác là Việt Nam - Bác là cốt cách của dân tộc.

 

Đọc những bài thơ xuân của Bác, nhân dân ta từ già trẻ, gái trai đều được nuôi dưỡng bằng thơ Bác, bằng ánh sáng, yêu thương và phải chăng đây là quà tặng của Bác cho nhân dân mỗi khi xuân về, xuân sau hơn xuân trước. Bài thơ xuân cuối cùng của Bác mãi mãi là lời kêu gọi động viên mà chứa chan niềm tin thúc giục mọi thế hệ cháu con mang niềm tin mà Bác trao cho đi đến thắng lơi.

 

 

                                                                       Văn Sơn (T.T.V)

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục