Tỉnh ta vinh dự đón nhận xác lập kỷ lục Việt nam đối với màn trình tấu cồng chiêng lớn nhất do hơn 1.400 diễn viên trình diễn.

Tỉnh ta vinh dự đón nhận xác lập kỷ lục Việt nam đối với màn trình tấu cồng chiêng lớn nhất do hơn 1.400 diễn viên trình diễn.

(HBĐT) - Thường xuyên luyện tập và biểu diễn cồng chiêng trong các dịp lễ, tết của huyện, của tỉnh nhưng lần biểu diễn cồng chiêng trong dịp Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hoá cồng chiêng lần thứ I tỉnh Hoà Bình hồi tháng 10 vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng đẹp nhất trong lòng bạn tôi Bùi Thị Quý, xã Mãn Đức (Tân Lạc).

 

 

Màn trình tấu cồng chiêng “Vật báu - hồn thiêng” do hơn 1.400 nghệ nhân, diễn viên biểu diễn tại Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh đã xác lập kỷ lục Việt Nam.

 

Quý tâm sự: Chưa bao giờ mình được gặp gỡ nhiều nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng đến vậy. Khi tham gia thi trình tấu cồng chiêng lại thấy có gì kiêu hãnh, tự hào với tiếng chiêng, với giai điệu và cách thể hiện mang nét văn hoá riêng của đất Mường Bi quê hương... Đặc biệt, khi tham gia màn diễu hành cồng chiêng đường phố thì mọi cảm xúc kiêu hãnh, vinh dự, tự hào, vui và xúc động được hoà quện lại.

 

Đoạn đường hơn 2 km từ đại lộ Thịnh Lang, qua cầu Hoà Bình về trung tâm văn hoá của tỉnh, các diễn viên, nghệ nhân vừa đi bộ, vừa tấu lên những bản cồng chiêng vang vọng, da diết và ý nghĩa lạ thường. 

 

Đoàn diễu hành từ đại lộ Thịnh Lang qua cầu Hoà Bình có trên 500 nghệ nhân, diễn viên đến từ các huyện trong tỉnh và tỉnh Phú Thọ. Nhiều nghệ nhân lớn tuổi như cụ ểu ở Tân Lạc, cụ Thực ở Thái Bình (TPHB) hay những người trẻ tuổi rồi phụ nữ..., mọi người đều thường trực nụ cười trên môi và đôi tay họ không ngơi tấu lên những bản cồng chiêng rộn ràng. Những ánh mắt dõi theo, sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo người dân TPHB và du khách cũng trở thành sức mạnh để tiếng cồng chiêng vang xa hơn.

 

 

Đường phố TPHB trong những ngày diễn ra Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh càng trở nên sôi động hơn khi các đoàn diễu hành đi qua.

 

Như những con sông đổ về biển lớn, “dòng sông cồng chiêng” với những âm hưởng rộn ràng khỏe khoắn của Tây Nguyên; tinh tuý, dịu dàng như tiếng chiêng Hà Nội; âm vang, trầm hùng, ngân nga của cồng chiêng Hoà Bình cùng những điệu múa xòe của các cô gái Thái Sơn La... tất cả tạo nên một biển nhạc lớn âm vang sông núi đất Mường Hoà Bình.

 

Cùng góp tiếng chiêng của mình trong biển nhạc cồng chiêng, cô bạn tôi và mỗi nghệ nhân biểu diễn trong buổi diễu hành cồng chiêng đường phố hôm đó không còn nghe và đánh theo một chiêng chỉ huy nào nữa. Họ đã đánh bản nhạc chiêng theo cảm xúc của mình... và cũng thật lạ là hơn 1.400 âm chiêng đó cùng cộng hưởng được với nhau để làm nên thành công của ngày lễ lớn.

 

 

                                                                                     Hồng Duyên

 

 

 

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục