NVH xóm Chiềng Châu (xã Chiềng Châu- Mai Châu) đi vào hoạt động đã khẳng định được vai trò, vị trí của thiết chế văn hóa quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng, dân cư.

NVH xóm Chiềng Châu (xã Chiềng Châu- Mai Châu) đi vào hoạt động đã khẳng định được vai trò, vị trí của thiết chế văn hóa quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng, dân cư.

(HBĐT) - Trên tinh thần thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực tham gia giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, việc tham gia xây dựng nhà văn hóa (NVH) xóm, bản được coi là điểm nhấn trong xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

           

Theo thống kê của ngành chức năng, thời điểm trước năm 2005, khi chưa triển khai đề án “Xây dựng NVH xóm, bản”, toàn tỉnh mới chỉ có khoảng 370 NVH xóm, bản. Qua khảo sát, hầu hết các NVH này chủ yếu được tận dụng từ nhà kho, trụ sở cũ nên có quy mô nhỏ, đang trong giai đoạn xuống cấp, trang thiết bị còn rất sơ sài và hạn chế. Do vậy, hoạt động của hệ thống NVH này còn kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tổ chức các hoạt động giao lưu cộng đồng của nhân dân. Trước thực trạng đó, HĐND tỉnh đã ra Nghị quyết số 17 - NQ/2004/HĐND - 14 về việc xây dựng NVH xóm, bản. Từ Nghị quyết này, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt Đề án “Xây dựng NVH xóm bản” với phương châm nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ. Trong đó, phát huy sức dân đóng góp xây dựng NVH là chính. “Cơ chế mở” đó là chủ trương lớn, đúng đắn, hợp lòng dân. Vì thế đã phát huy được tinh thần tự nguyện, đồng lòng của người dân, tích cực tham gia đóng góp, thực hiện chủ trương xây dựng thiết chế văn hóa tại địa phương và KDC. Trên thực tế, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương so với giá trị thực tế xây dựng NVH ở các xóm, bản chỉ là một phần rất nhỏ. Nhưng với  huy động sự đóng góp, huy động sức mạnh từ cộng đồng đã có những NVH xóm, bản trị giá hàng trăm triệu đồng đã được xây dựng. Những NVH được đầu tư xây dựng với trị giá hàng trăm triệu đồng không chỉ có ở những vùng thuận lợi, có điều kiện KT- XH phát triển mà ở những vùng còn khó khăn cũng đã được đầu tư xây dựng. Điển hình như ở xóm Đồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn). Từ nguồn ngân sách của tỉnh hỗ trợ được gần 20 triệu đồng, gần 200 hộ dân xóm Thung 1 và Thung 2 đã bàn bạc, thống nhất chung tay, góp sức xây dựng NVH chung của 2 xóm với tổng giá trị đầu tư hơn 200 triệu đồng. Ông Bùi Văn Dích, bí thư chi bộ xóm Đồi Thung cho biết: Thực hiện chủ trương xây dựng NVH xóm, bản, trong năm 2010 đã vận động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng NVH của xóm với tổng kinh phí đầu tư xây dựng gần 200 triệu đồng. Ngoài kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, phần lớn kinh phí đầu tư xây dựng do nhân dân tự đóng góp. Đến nay, NVH của người dân xóm Đồi Thung với diện tích 80 m2 có sức đủ chỗ cho khoảng hơn 100 người đã trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân cũng như đã trở thành nơi tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước tới nhân dân. Ngoài ra, đây cũng là nơi tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, tiếp nhận thông tin và chuyển giao khoa học- công nghệ để ứng dụng vào sản xuất, đời sống... Cũng theo ông Dích, trước đây khi chưa có NVH, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, tiếp nhận chuyển giao thông tin sản xuất đến cho người dân cũng rất khó khăn. Do địa bàn dân cư đông nhưng phân bố không tập trung, đường sá đi lại khó khăn, do vậy rất khó khăn để tập hợp đủ những người dân trong xóm để tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Từ khi có NVH, việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật đã được triển khai kịp thời, nhanh chóng.

           

Đó chỉ là một trong những ví dụ rất nhỏ về những lợi ích, giá trị của NVH đối với những thôn, bản ở các địa phương trong tỉnh, nhất là ở những địa bàn vùng sâu, xa khó khăn. Theo thống kê, tính đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng, cải tạo được 1.380 NVH bao gồm cả NVH liên tổ và NVH cải tạo, sửa chữa, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của 1.411 xóm, bản, đạt tỷ lệ 69,7% số xóm, bản trong toàn tỉnh có NVH. Trong đó, số NVH được xây dựng mới 1.255 và 125 NVH được đầu tư sửa chữa, cải tạo. Về quy mô có 207 NVH xóm, bản có quy mô dưới 50 hộ; 851 NVH có từ 51- 150 hộ; 176 NVH xóm, bản có quy mô trên 150 hộ. Cùng với đầu tư xây dựng, cải tạo NVH xóm, bản, tính đến hết năm 2011, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia văn hóa hàng năm, UBND tỉnh cũng đã phân bổ đầu tư mua sắm được 452 bộ thiết bị âm thanh cho các NVH thuộc các làng văn hóa và NVH xóm, bản với tổng kinh phí khoảng 5,1 tỷ đồng.

           

Đến thời điểm này, hệ thống NVH đi vào hoạt động đã khẳng định được vai trò, vị trí của thiết chế văn hóa quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng, dân cư. Không chỉ là nơi tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, NVH xóm, bản còn là nơi giao lưu, lưu giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc cũng như nâng cao đời sống tinh thần của người dân trong giai đoạn hiện nay.

                                                                                         

 

 

                                                                         Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục