Gia đình ông Bùi Văn Nảy, Bùi Văn Lãng ở xóm Lũy, xã Phong Phú (Tân Lạc) thực hiện đường cày đầu tiên tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012

Gia đình ông Bùi Văn Nảy, Bùi Văn Lãng ở xóm Lũy, xã Phong Phú (Tân Lạc) thực hiện đường cày đầu tiên tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012

(HBĐT) - Hai gia đình ông Bùi Văn Nảy, Bùi Văn Lãng ở xóm Lũy, xã Phong Phú (Tân Lạc) năm nay vui mừng, hạnh phúc vì được xã chọn là 2 gia đình tiêu biểu trong năm làm ăn thuận lợi, mọi điều suôn sẻ, may mắn, phát triển và có trâu đực khỏe mạnh, được chăm sóc tốt, thuần, thạo với việc cày bừa, đồng áng để thực hiện đường cày đầu tiên trong Lễ Khai hạ Mường Bi 2012.

 

Theo ông Bùi Văn Tân, cán bộ văn hóa xã Phong Phú (Tân Lạc) cho biết: đường cày đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phần lễ đầu năm của vùng Mường Bi, bởi theo quan niệm của người trong vùng khi 2 gia đình ông Nảy, ông Lãng thực hiện cày đầu tiên rồi, vùng Mường khi đó mới bắt đầu xuống đồng làm các công việc đồng áng của năm 2012. Với ý nghĩa quan trọng đó, để chuẩn bị cho phần lễ này, xã đã chuẩn bị lựa chọn người thực hiện đường cày và trâu tốt cẩn thận từ các xóm trong suốt cả năm. Sau đó qua nhiều lần chắt lọc và lấy ý kiến chung của các gia đình trong KDC mới đi đến quyết định gia đình nào được chọn để thực hiện công việc ý nghĩa này.

 

Sau những ngày nghỉ ngơi, ăn Tết với gia chủ, con trâu tốt của gia đình ông Nảy như sung sức hơn trong công việc của mình. Những bước đi khỏe khoắn, những đường cày thẳng tắp cùng  không khí vui tươi, phấn khởi như làm cho mùa xuân ấm áp hơn, hứa hẹn một mùa màng tươi tốt, bội thu.

 

Nhiều năm được chứng kiến đường cày đầu tiên tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi nhưng năm nay tôi mới có dịp được trò chuyện cùng những nhân vật chính thực hiện công việc ý nghĩa này. Ông Nảy cùng cậu con trai sau khi đã cày xong thửa ruộng tốt nhất của khu ruộng Nà Trùng, 2 bố con ông nhẹ nhàng tháo cày, thưởng cho con của yêu quý nghỉ ngơi, gặm cỏ và cùng xem hội. ông Nảy cười tươi khoe: gia đình có 4 con trâu, con nào cũng khỏe mạnh, cày, bừa tốt. Năm nay được chọn thực hiện đường cày đầu tiên, gia đình phấn khởi lắm, coi đó như là điều may, là lộc của gia đình có được trong năm mới. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên thực hiện đường cày trong lễ hội lớn của vùng Mường, trước sự chứng kiến của hàng nghìn người nên tâm trạng rất lo lắng, hồi hộp. Được đông đảo người dân trong vùng cổ vũ nhiệt tình, cùng với sự thành thạo sẵn có trong công việc đồng áng, có sức khỏe và con trâu tốt, nên đường cày đầu tiên của bố con ông Nảy đã được thực hiện thành công, ý nghĩa.    

 

Câu chuyện về con trâu tốt, về sự gắn bó mật thiết đầy tính nhân văn của con trâu với đời sống, văn hóa của gia đình ông Nảy nói riêng và của người Mường nói chung đã trở thành chủ đề hấp dẫn của cuộc trò chuyện từ lúc nào không rõ. Câu chuyện về con trâu với những buổi chiều mùa hè bên suối, lũ trẻ mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo, tiếng mõ trâu lốc cốc vọng bản Mường như những bức họa được in sâu trong tâm trí những người con quê Mường. Câu chuyện về tầm quan trọng của con vật quý giá, được người Mường coi là đầu cơ nghiệp và là tài sản đáng giá hàng đầu của con người sau nhà cửa, ruộng vườn; chuyện về những ngày Tết con trâu quý được làm lễ gọi vía trâu về ăn Tết sau lễ đón giao thừa...Đặc biệt, những câu chuyện về sự gắn bó không thể tách rời của con trâu trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng; trong sứ mệnh lớn lao là vật tế, lễ vật để người Mường dâng cúng thần linh, xua đuổi tà ma, tẩy uế ôn dịch, đem lại điều tốt lành cho cộng đồng, gia đình. Con trâu còn theo hành trình với người Mường sang thế giới mường ma để sống tiếp cuộc sống mới như trong mo Mường.

 

Ngày nay, đồng bào Mường trong công cuộc xây dựng NTM, trên ruộng đồng, những chiếc máy cày đang thay thế dần sức trâu, vai trò sức kéo chủ lực của trâu trong nông nghiệp giờ đang dần thành thứ yếu. Con trâu lại trở thành vật nuôi xóa đói - giảm nghèo. Gia đình ông Nảy hiện đang nuôi 4 con trâu phục vụ sản xuất và sẽ tiến tới nhân rộng thành hàng hóa. Tuy nhiên, với gia đình ông Nảy và bao gia đình người Mường khác, con trâu sẽ mãi là những câu chuyện kể hấp dẫn, là phong tục, văn hóa độc đáo của mọi thế hệ...

 

 

                                                                      Hồng Duyên

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục