Cúng dường vào thùng công đức ở một ngôi chùa ở  TP.HCM dịp tết.

Cúng dường vào thùng công đức ở một ngôi chùa ở TP.HCM dịp tết.

Quản lý tiền công đức thế nào tại 30.000 cơ sở thờ tự tôn giáo và hàng trăm ngàn cơ sở tín ngưỡng - vấn đề đặt ra tại hội thảo “Tăng cường thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng” ngày 12-4.

 

Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội này đi thẳng vào vấn đề chính: quản lý tiền công đức.

Ông Bùi Hữu Dược (vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ) bày tỏ: nếu vấn đề này đặt ra 5-7 năm trước thì đã giảm bớt rất nhiều chi phí cho xã hội.

Không ai phủ nhận những mặt tích cực của hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, nhưng những năm gần đây nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế.

“Chính Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã kêu mỗi năm chi không biết bao nhiêu tỉ cho việc sản xuất tiền lẻ. Tiền lẻ chỉ sử dụng để đưa tiền giọt dầu trong khi đó in tiền lẻ tốn hơn tiền chẵn, chưa nói đến việc rải tiền ra khắp nơi gây phản văn hóa. Hơn nữa, năm nay rải tiền mới, nhưng năm sau tiền cũ rồi họ không dùng nữa, giao cho kho bạc địa phương họ cũng không muốn nhận”, ông Dược nói.

Theo PGS.TS Lương Hồng Quang (Viện Văn hóa nghệ thuật VN): “Ai cũng biết nguồn tiền vào rất lớn, nhưng thu chi thế nào thì đến cả người nghiên cứu cũng gặp khó trong việc thu thập số liệu”. Đặc biệt, việc sử dụng nguồn tiền đó đang trở thành vấn đề nóng trong dư luận.

Thậm chí, một đại biểu của tỉnh Ninh Bình gay gắt: “Đây không chỉ là vấn đề tiền, về quản lý mà còn là về lòng dân. Nếu 10 năm trước có người tu hành đi xe Dream thì giờ đi xe Hummer, xe xịn nhiều chấm. Người dân nhìn vào sẽ thế nào?”.

Không phải “kẹp chặt”

Tại hội thảo, Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ VH-TT&DL) cũng giới thiệu dự thảo thông tư liên tịch và quy chế về thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa tín ngưỡng tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo đó, quy chế này hướng đến việc minh bạch hóa thu chi, thống nhất quản lý tại các điểm có tiền công đức. Nội dung minh bạch hóa theo quy định của thông tư bao gồm: tổng số tiền công đức, cúng tiến, tài trợ, danh sách các hiện vật nhận được, sử dụng và chưa sử dụng…thông qua mô hình ban quản lý.

Tuy nhiên, nhiều kiến nghị cho rằng thông tư chỉ nên giữ vai trò hướng dẫn chứ không thể áp đặt lên tất cả các chủ thể.

Ông Nguyễn Khắc Huy (Ban Tôn giáo Chính phủ) góp ý dự thảo: "Vô hình chung chúng ta gói hết các cơ sở này vào để quản lý. Nếu nội dung đề cập quá nhấn mạnh đến yếu tố quản lý hòm công đức sẽ dẫn đến phản ứng tiêu cực từ phía người quản lý và họ sẽ tìm đối sách đề lách các quy định đó”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Huỳnh Vĩnh Ái (thứ trưởng Bộ VH-TT&DL) cho rằng: “Tiền trong hòm công đức không được bao nhiêu đâu, tiền cúng dường mới nhiều, có người cúng đến hàng tỉ đồng. Cũng có nhiều ý kiến trao đổi không nên đụng đến bởi vì sẽ xảy ra xung đột lợi ích. Vấn đề ở đây là làm sao hướng dẫn để các cơ sở tín ngưỡng thờ tự tiến tới việc minh bạch hóa số tiền đó”.

Với tư cách là đơn vị thực hiện đề tài nghiên cứu tiền công đức, PGS.TS Lương Hồng Quang cho rằng đề tài này đang gặp khó trên mọi phương diện. Một trong những điểm khó, theo ông Quang, là một số người đứng đầu cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo cho rằng Nhà nước đang muốn “kẹp chặt”.

Tuy nhiên, PGS.TS Lương Hồng Quang cũng khẳng định: Nếu không quản lý tốt đến một lúc nào đó chúng ta sẽ có lỗi đối với xã hội. Điều cần phải nói rõ với các chủ thể là nếu có một khung pháp lý chung thì các bên đều có lợi.

 

                                                             Theo TuoiTre

 

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục