Nhân dân xóm Mòng - thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) múa hát trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhân dân xóm Mòng - thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) múa hát trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

(HBĐT) - Trong những năm qua, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (CVĐ TDĐKXDĐSVH) được triển khai rộng khắp và trở thành phong trào có sức lan tỏa trong đời sống nhân dân. Phong trào đã mang lại luồng gió mới trong đời sống, góp phần giữ vững truyền thống văn hóa, tạo nền tảng tư tưởng vững chắc giúp nhân dân tiếp tục phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương.

 

Thực hiện NQT.ư 5 (khóa VIII) của Đảng về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, BCĐ phong trào TDĐKXDĐSVH cấp tỉnh, huyện và xã ngày càng được kiện toàn và ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện phong trào, đồng thời thường xuyên kiển tra đôn đốc hướng dẫn các nội dung thực hiện. Cùng với đó, các ngành đã đẩy mạnh công tác phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở trong việc đăng ký, bình xét, đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận các gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa. Tại các địa bàn, công tác tuyên truyền được lồng ghép trong các cuộc họp thôn, khối, các hội, đoàn thể nhân dân. Từ đó làm cho phong trào ngày càng thấm sâu vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội, cộng đồng, gia đình.  

Trong năm qua, BCĐ phong trào ở cơ sở đã bám sát nội dung kế hoạch cấp trên, xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện tại đơn vị mình có hiệu quả. Các đơn vị đã gắn phong trào TDĐKXDĐSVH với phong trào thi đua yêu nước của các ngành, địa phương và nhiều hoạt động xã hội khác. Phong trào được cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện đồng bộ theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Đảng có nghị quyết, chính quyền trực tiếp phối hợp, tạo điều kiện. MTTQ, ngành VH-TT và các tổ chức thành viên, các cấp xây dựng kế hoạch thống nhất hành động. CVĐ đã được chỉ đạo tập trung, có bước đi phù hợp nên đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Năm qua, toàn tỉnh đã có 78,5% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, trong đó có 53.702 hộ giữ vững 3 năm liên tục; có 86% trường học, 67,3% làng và 84,2 % cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa. Đặc biệt, trong năm 2011 đã có 2 đơn vị được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc trong phong trào văn hóa cơ sở đó là làng văn hóa Ngọc Xạ, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) và xã Sủ Ngòi (TPHB).  

Hiệu quả rõ nhất của phong trào TDĐKXDĐSVH trong công cuộc xóa đói - giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững, chất lượng cuộc sống được nâng lên:, có trên 80% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm, ý thức trách nhiệm và tinh thần lao động, học tập của tập thể, CB-CNVC trong các cơ quan, đơn vị được nâng cao, tạo nên hiệu quả công tác rõ nét, đáp ứng nhu cầu xã hội. 

Ông Đỗ Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Phong trào TDĐKXDĐSVH đã tạo cho mỗi người, cơ sở, đơn vị có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống; quan hệ giữa cá nhân, cộng đồng chặt chẽ hơn, tình làng, nghĩa xóm được củng cố; niềm tự hào về quê hương, truyền thống của đơn vị được tôn vinh. Việc thực hiện quy ước văn hoá ở cơ sở đã được triển khai thực hiện thường xuyên, do vậy, các tập tục lạc hậu dần xoá bỏ, nhiều gia đình đã giữ được thuần phong mỹ tục tạo nên nếp sống kỷ cương, ông bà mẫu mực, dâu hiền, rể thảo, con cháu chăm ngoan; truyền thống hiếu học, uống nước nhớ nguồn,thương người như thể thương thân được phát huy; nếp sống văn hoá đã dần đi vào nề nếp.  

Để giữ vững danh hiệu văn hoá, nhiều địa phương, cơ sở trên địa bàn tỉnh đã có cách quản lý, chỉ đạo nhất quán; phát huy sức mạnh của cộng đồng để phát hiện giáo dục, cảm hoá người lầm lỗi nhằm giữ vững môi trường xã hội trong sạch, tạo động lực để phát triển kinh tế; nhiều địa phương đã xây dựng mô hình tự quản, thành lập tổ hoà giải ở cơ sở, kịp thời đem lại hoà khí cho nhiều gia đình, họ tộc, bà con láng giềng. Song song với mô hình tự quản cộng đồng, phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ đã phát huy tác dụng; hàng năm, quần chúng nhân dân đã cung cấp cho lực lượng công an hàng nghìn nguồn tin tố giác tội phạm, giúp ngành công an khám phá, xử lý nhiều vụ việc vi phạm pháp luật, bắt giữ đối tượng phạm pháp. 

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phong trào nhấn mạnh: Trong thời gian tới, cán bộ, nhân dân trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào TDĐKXDĐSVH, phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng các phong trào cụ thể ở địa phương, cơ sở, nhất là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Để thực hiện được điều đó cần tập trung đầu tư sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đồng thời tăng cường các hoạt động văn hoá - xã hội, đảm bảo việc học tập cho con em, chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, thực hiện tốt các chính sách xã hội, quan tâm đúng mức đến người già yếu, neo đơn, gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với đất nước.

 

                                                                   Hồng Nhung

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục