Ông Đỗ Văn Xuyền - nhà giáo, nhà nghiên cứu tại Việt Trì, Phú Thọ - vừa công bố một số tư liệu tóm lược về chữ Việt cổ mà ông nghiên cứu mấy chục năm qua trong tọa đàm tại Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam chiều 4.5.

 

Có nguyên tắc giống chữ La tinh

Theo những nghiên cứu của ông Xuyền, chúng ta từng có riêng bộ chữ Việt cổ, phát triển từ các hình vẽ sơ khai, đến hình tượng đơn giản, phức tạp và cuối cùng là loại chữ Việt cổ tượng thanh. Tuy nhiên, sau đó do bị kẻ thù triệt hạ nên bộ chữ khoa đẩu đầu tiên của người Việt không còn nữa. Sĩ Nhiếp khi đô hộ nước ta đã cố tình xóa bỏ bộ chữ này. Tuy thế nó vẫn còn được tìm thấy ở miền Tây Bắc nước ta trong một số pho sách ông Xuyền đã tiếp cận.

 

Rất nên phục hồi chữ khoa đẩu. Bởi, đi sâu vào vấn đề này có thể mở thêm nhiều cánh cửa quá khứ

Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền

Những ý kiến này được đưa ra dựa trên suy luận của ông từ một số tư liệu. Chẳng hạn, việc Sĩ Nhiếp đã xóa bỏ chữ Việt cổ là kết luận của ông sau khi đọc câu: “Sĩ Nhiếp bắt người Việt học chữ Hán và cấm dùng thứ chữ tượng thanh riêng của mình”. Đây là một câu trích trong tài liệu do Terrien de Couperier đăng trong tạp chí Hoàng gia Anh. Hoặc giả, sau khi phát hiện hàng trăm thầy cô, học trò thời Hùng Vương qua các ngọc phả, nơi thờ tự, ông cho rằng thời Hùng Vương, đất nước ta đã có chữ viết. Nếu không có chữ, chẳng lẽ hệ thống giáo dục lại dạy chay.

Theo ông Xuyền, bộ chữ này không có dấu, có cấu tạo gần giống với hệ chữ Latin, ghi hết được tiếng nói của người Việt cổ. Nhược điểm của nó là nguyên âm luôn thay đổi vị trí song thay đổi có quy luật. Do đó, người học có thể biết cách sử dụng bộ chữ này để đọc, viết sau khoảng thời gian 7-10 ngày. Có cả một hệ thống giáo dục sử dụng bộ chữ cổ từ thời vua Hùng thứ sáu đến thời Hai Bà Trưng. Dấu tích của bộ chữ còn được thấy qua nhiều công trình khảo cổ, tài liệu nghiên cứu, từng nhắc đến chữ khoa đẩu của người Việt… Ông Đỗ Văn Xuyền kỳ vọng: “Rất nên phục hồi chữ khoa đẩu. Bởi, đi sâu vào vấn đề này có thể mở thêm nhiều cánh cửa quá khứ”.

Cần nghiên cứu công phu

Nghiên cứu của ông Xuyền được “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh đánh giá là nét bút quan trọng trong việc hoàn chỉnh bức tranh về 5.000 năm văn hiến nước ta. Trong khi đó, thạc sĩ Phạm Văn Ánh (Viện Văn học) cho rằng cách lập luận của ông Xuyền dựa nhiều trên cách đọc của chữ quốc ngữ hiện tại, chưa có lý do gì để khẳng định các cụ ta lại sử dụng nguyên lý đọc này. PGS-TS Tống Trung Tín cho biết: “Tôi đánh giá đây là một cách đọc theo phương pháp khoa học là… tưởng tượng. Nghĩa là nó không mấy chặt chẽ và hơi võ đoán”.

Theo GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, vấn đề chữ viết cổ của người Việt không chỉ trong nước mà đã được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài chia sẻ. Và trước đây chưa ai dám kết luận chắc chắn. GS Lê cho rằng ông Xuyền tiếp nối, có sự bổ sung theo hướng đi của GS Lê Trọng Khánh, nghiên cứu từ chữ Thái cổ nhằm xác định chữ Việt cổ và nhấn mạnh: “Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.

Trao đổi với Thanh Niên sáng 5.5, GS Phan Huy Lê nói: “Chữ của người Việt cổ là đề tài được một vài nhà nghiên cứu theo đuổi. Một đề tài nghiên cứu chuyên môn sâu cần nhà nghiên cứu chuyên môn sâu”. Ông từ chối đưa ra đánh giá cụ thể về chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền. 

 

                                                            Theo Thanhnien

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục