Đám cưới truyền thống của người Mường được tái hiện trong dịp lễ hội của tỉnh. Ảnh: P.V

Đám cưới truyền thống của người Mường được tái hiện trong dịp lễ hội của tỉnh. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Người Mường giữa các vùng ngày xưa đi lại rất khó khăn, điều kiện giao lưu đâu phải dễ dàng. Người Mường lại không có chữ viết. Vì thế, tiếng Mường cơ bản là thống nhất. Mỗi vùng, mỗi Mường tuy cách phát âm có thể khác nhau và có một số từ khác nhau khi cùng chỉ một con vật, một sự việc nhưng nói chung người Mường khi nói với nhau đều hiểu nhau hơn.

 

Đó là cái cơ bản tạo ra nền văn hóa chung, người ta đã biết đến người Mường Hòa Bình có nền văn hóa phong phú và đa dạng đậm đà sắc thái dân tộc, có nhiều sự tích cốt truyện bằng thơ nổi tiếng như: út Lót - Hồ Liêu, Hùy Nga - Hai Mối, Vườn Hoa - núi Cối, Khẳm khắc - A Nàng, nàng ờm, con Côi... Những bản trường ca “Đẻ đất - đẻ nước”, ẳm ệt Luông đã trở thành cuốn sử thi nổi tiếng để lại muôn đời sau cho con cháu đất Mường. Đó là chưa kể đến những làn điệu dân ca, múa, thường rang, cồng  chiêng, nhị, sáo, đàn... Từ trong cuộc sống đấu tranh với thiên nhiên, với các thế lực áp bức xã hội từ trong sinh hoạt văn hóa, những trải nghiệm, những suy ngẫm, phán đoán dần dần được rút ra và được diễn đạt bằng câu chữ với lời hay, ý đẹp để giữ mãi cho con cháu mai sau. Đó là thực tế đòi hỏi của cuộc sống con người. Những câu “tục ngữ” là những “câu ví”, “câu nói” của nhân dân... được tỉnh lược gọn gàng, hàm súc để đúc kết một kinh nghiệm, một phán đoán có hàm ý khuyên răn chỉ bảo: Tục ngữ Mường đó là một kho trí tuệ, kho “cái khôn”, “cái khéo” của  người Mường.

Trong gia đình người Mường, cha mẹ thương yêu con, làm lụng vất vả “Đùm cơm vạt áo, gói gạo chéo khăn” để nuôi con khôn lớn. Khi còn nhỏ thì “Bố bế, mẹ mang”, không có gì quý hơn con cái trong nhà:

Của bằng núi, bằng non, chẳng bằng nghe con học nói

Con là khúc ruột

Thương yêu con cái, nhưng phải dạy dỗ học hành bởi vì “nhỏ không dạy, lớn vin gãy cành”:

Con rèn thì hơn, con cưng dễ hỏng.

Con cái đối với cha mẹ thì một mực mến thương, kính trọng:

Công cha bằng bể, công mẹ bằng trời

Có bố, có mẹ như nhà có rường, cột.

 Mất cha, mất mẹ như người trèo cây cao mà không có cành chạc.

Đối với anh em:

Có anh, có em như trăng có sao.

Anh em “Khi giận thì mắng, khi lặng thì thương” và rồi có phải mắng nhau thì cũng tự nhủ:

Nói nhau đừng nói nặng

Mắng nhau đừng mắng đau (mắng nghĩa là chửi)

Đời còn có lúc thương nhau trở lại.

Có phải “chém nhau” thì:

Chém nước không lìa (chém nghĩa là chặt)

Chặt nước không đứt.

Và anh em:

Chém nhau đằng sống (chặt nhau bằng sống dao)

Không ai chém nhau bằng lưỡi.

Đối với nghĩa vợ, đạo chồng cho thấy:

Có vợ, có chồng như rằm có trăng

Con là khúc ruột, chồng là gân cốt

Trong thành ngữ Mường có nói đến “Kiệp cài ngải dôông” như đạo nghĩa vợ chồng. Trong xã hội cũ người ta hay nói đến “của” và “công” thì cả tục ngữ Việt và Mường cùng nói “của chồng công vợ” (của đàn ôông, côông đàn bà), yêu thương vợ, cũng yêu quê vợ, cha mẹ anh em bên vợ” Sương ló cặn ná, sương bá cặn cú môống” (thương lúa nhớ đồng, thương vợ ngóng về bên ngoại).

 Tục ngữ Mường đề cập đến quan hệ ứng xử với cộng đồng xã hội khá đậm nét. Dường như mối quan hệ giữa các Mường với nhau:

Gà rừng gáy ở quê người

Cũng là báo sáng đất trời Mường ta

Anh em “Làng trên lũng dưới” thì:

Anh xa làng cũng thương

Em xa mường cũng quý.

Anh em ruột rà có thể ở xa, nhưng anh em láng giềng sớm tối có nhau:

Anh em xa không bằng ba nhà chung rộc. (chung rộc: nghĩa là chung chòm, chung xóm).

Hay: Anh em bên chân thang rãnh nước

Sớm chiều sau trước có nhau.

Chia xẻ với người bà con chung quanh khi có của ngon, vật lạ:

ăn đi thành bã thành hèm

Xẻ chia nên chị, nên em một nhà.

Khi vui thì thế, khi buồn thì cũng cùng xẻ chia. Người Mường không chỉ để tang cho cha mẹ, người thân mà còn để tang cho người làng và cả người ăn mày xấu số:

Để tang cho bố mẹ mười hai tháng

Để tang người làng ba mươi ngày

Để tang cho người ăn mày một buổi...

Văn hóa ứng xử Mường trong tục ngữ có không ít câu nói tới sự ứng xử. Để có ăn và sống, qua thực tế rút ra bài học:

Khốn khó mới có miếng ăn

Đào giếng mà uống, vỡ ruộng mà ăn.

Cuộc sống có thể có lúc khó khăn, cần sự giúp đỡ của người thân, nhưng cũng thấy rằng:

Của mình làm ra ăn no

Của người cho là của ăn nếm.

Hay: Muốn ăn quả ngọt phải trèo.

Ngay khi cha mẹ giàu có để lại của chìm, của nổi cho mình thì đâu phải ngồi tận hưởng mà vẫn phải tự mình làm ra, nếu không cũng sẽ là không có gì:

Của mình làm ra như nước trong nguồn

Của bố mẹ để lại mòn dần như hoa chuối rừng xanh.

Cuộc đời con người không phải lúc nào cũng đều gặp thuận lợi, mặc dù ai cũng muốn như thế nhưng khó khăn có khi vẫn là một thực tế. Trong điều kiện hoàn cảnh đó, bản thân phải có cách ứng xử. Cách ứng xử tốt nhất là bình tĩnh, không nao núng, vươn lên, không chịu buông xuôi.

Thấy khốn khó đừng vội  núng nao

Đời còn có lúc ngồi giường cao chiếu rộng.

Con người có lúc cũng làm nên, giàu có thì phải ứng xử với nó và với người chung quanh như thế nào?

Làm thế nào để đúng với đạo làm người:

Thấy giàu đừng vội khoe khoang, thấy sang đừng vội mừng

Trời còn bưng lên, đặt xuống

Bưng lên chiều luống

Đặt xuống chín đêm mười ngày.

Và con người muốn nên người đâu có dễ dàng, đơn giản, có khi phải:

Chín chìm chín nổi chín lênh đênh

Mười hai gập ghềnh mới nên thân người...

 

                                                       Bùi Thị Điền (T.T.V)

 

 

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục