“Những lần vào vai Bác Hồ đối với tôi là một niềm hạnh phúc lớn lao không gì có thể so sánh được; sau mỗi lần thể hiện hình tượng Bác, tôi tự thấy mình trưởng thành hơn trong sự nghiệp” - NSƯT Nguyễn Ngọc Bình tâm sự.

 

Tham gia diễn xuất trên sân khấu nghệ thuật từ khá sớm, nhưng đến tháng 3/2000, NSƯT Nguyễn Ngọc Bình mới được thể hiện hình tượng Bác Hồ trong chương trình ca múa sử thi “Hương Sen đất Việt”. Kể từ đó, cứ mỗi lần biểu diễn hình tượng Bác trong các chương trình trên sân khấu, cảm xúc trân trọng, thiêng liêng luôn dâng trào trong ông. Và, ông ấp ủ suy nghĩ, xây dựng một vở diễn về Bác Hồ có cấu trúc hoàn chỉnh, có một đời sống cụ thể; có những lời thoại giữa các nhân vật của các tuyến kịch và những đấu tranh nội tâm nhân vật của một vị lãnh tụ, một vĩ nhân của nhân loại...

Rồi cơ duyên đã đến. Trong một lần tham gia cùng Nhà hát Ca kịch Huế biểu diễn ở Quảng Bình, khi đi dạo trên bến sông Nhật Lệ, ông nhớ vào năm 1957 có lần Bác vào thăm Quảng Bình và cũng đã ra khúc sông này. Trong lúc đất nước bị chia cắt, lúc ấy chắc rằng, Bác sẽ hướng về Nam với những hồi ức vui buồn thuở thiếu thời khi còn ở Huế, Phan Thiết, Sài Gòn... Với ý nghĩ bất chợt đó, ông gọi điện cho Nhà văn Nguyễn Quang Vinh “đặt hàng”.

Chỉ trong 10 ngày, Nhà văn Nguyễn Quang Vinh hoàn thành và gửi kịch bản vào Huế để ông bắt tay vào chuyển thể qua kịch bản ca kịch Huế. Rồi, được sự cho phép của Sở VH-TT&DL tỉnh, ông cùng cộng sự của mình bắt tay vào dàn dựng, luyện tập trong 3 tháng với 5 lần sơ duyệt, chỉnh sửa.

Vở diễn được công diễn lần đầu tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc tại Đà Nẵng năm 2010 và thành công ngoài mong đợi...

Trong thành công của vở diễn “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ”, yếu tố quyết định là sự am hiểu lịch sử và cuộc đời của Bác bên cạnh kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp dày dặn của người nghệ sĩ. Với những yếu tố đó, khi vào vai Bác Hồ trong vở ca kịch Huế “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ”, NSƯT Nguyễn Ngọc Bình đã thể hiện rất đạt phong thái lãnh tụ và sắc thái tình cảm của Bác. Qua diễn xuất của ông, hình ảnh Bác trong vở kịch rất ấn tượng và gần gũi với nhân dân, gây xúc động mạnh cho khán giả.

NSƯT Ngọc Bình, người thể hiện thành công hình tượng Bác Hồ trên sân khấu.

Và, với vai diễn này, ông đã được trao Huy chương Vàng tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2010 và hơn 30 giải thưởng khác; trong đó, được Ban Chỉ đạo TW trao tặng về sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

“Những lần vào vai Bác Hồ đối với tôi là một niềm hạnh phúc lớn lao không gì có thể so sánh được; sau mỗi lần thể hiện hình tượng Bác, tôi tự thấy mình trưởng thành hơn trong sự nghiệp” - NSƯT Nguyễn Ngọc Bình tâm sự.

Tham gia nhiều chức vụ từ một người quản lí nhân lực bận rộn cho đến một đạo diễn chỉ đạo nghệ thuật cần mẫn nhưng NSƯT Ngọc Bình không thể nào quên được công việc của một người diễn viên. Với ông, nghề diễn viên đã cho ông những phút giây thăng hoa trên sân khấu. Và, ca kịch Huế không chỉ là niềm đam mê, là duyên nợ, là tình yêu mà nó còn là lẽ sống của cuộc đời mình.

Sau gần 40 năm gắn bó với nghệ thuật ca kịch Huế, NSƯT Nguyễn Ngọc Bình đã tham gia 80 vai diễn, dàn dựng hơn 70 vở và các chương trình nghệ thuật; đoạt hơn 30 giải thưởng với vở “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ” và nhiều Huy chương Vàng với các vai diễn, như vai Tà Lừng trong vở “Oan nghiệt” (1985), vai Đức - vở “Lời trăng trối” (1990) và các vở kịch thơ do ông đạo diễn: “Hàn Mặc Tử” (1996), “Điều không thể mất” (2001)…

Nhưng với vai diễn Hồ Chủ tịch trong vở diễn “Hồ Chí Minh – hồi ức màu đỏ” đã mang lại những vinh quang lớn trong nghề mà ông theo đuổi. Nó ghi nhận thành quả lao động nghệ thuật miệt mài của ông cho từng vai diễn, từng vở diễn; đồng thời cũng đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác sáng tạo nghệ thuật trên cương vị đạo diễn, chỉ đạo diễn xuất của ông - một nghệ sỹ có tình yêu nghề và một lòng gắn bó với ca kịch Huế...

 

                                                                Theo Báo CAND

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục