Tượng đài Ðội hải binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trên đảo Lý Sơn.

Tượng đài Ðội hải binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trên đảo Lý Sơn.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam tại Hà Nội vừa mở cửa phòng trưng bày "Di sản văn hóa biển Việt Nam" với hơn 300 hiện vật có niên đại trải dài từ thời tiền sử cho đến ngày nay. Ðây là những hiện vật quý, mang giá trị khoa học và lịch sử rất cao, là minh chứng rõ rệt nhất, khẳng định một cách rõ ràng cơ sở lịch sử về chủ quyền biển, đảo vùng lãnh hải của Việt Nam, cũng như quá trình thực hiện liên tục và mang tính thực tế về chủ quyền đó trong suốt tiến trình lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc.

 

Các hiện vật "Di sản văn hóa biển Việt Nam" được trưng bày theo ba không gian với các nội dung: Di sản văn hóa biển Việt Nam từ tiền sử tới thế kỷ 10; di sản văn hóa biển Việt Nam từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18 và di sản văn hóa biển Việt Nam từ thế kỷ 19 đến hiện đại. Bên cạnh những hiện vật khảo cổ học và các hình ảnh thể hiện các không gian di sản văn hóa biển Việt Nam qua các di chỉ Hạ Long ở Quảng Ninh, Quỳnh Văn, Xóm Ốc ở đảo Lý Sơn, các hiện vật văn hóa Ðông Sơn, Sa Huỳnh... phòng trưng bày còn có nhiều tài liệu khoa học như bản đồ di tích khảo cổ hậu kỳ đá mới - sơ kỳ đồ đồng vùng duyên hải và một số đảo, quần đảo Việt Nam; bản dập hoa văn hình thuyền trên trống đồng Ðông Sơn, bản đồ con đường gia vị thời cổ đại, v.v.  Các hiện vật không những cho thấy sự phong phú về văn hóa biển Việt Nam qua các thời kỳ mà còn thể hiện sự phát triển về thương mại, giao lưu quốc tế với các nước trong khu vực đường biển ở nước ta qua các di tích, tài liệu về những cảng thị lớn  trải dài từ bắc vào nam...

 Nhiều tài liệu lịch sử quý hiếm cũng đã được trưng bày một cách đầy đủ theo tiến trình lịch sử về quá trình tiến ra Biển Ðông, khai thác và khai phá các vùng biển, đảo từ rất sớm của người Việt, nhất là trên hai vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ðây là phần trưng bày thu hút sự quan tâm của người xem, trong đó có tấm bản đồ khảo cổ học Vân Ðồn, bản trích Ðại Việt Sử ký Toàn thư về việc lập thương cảng Vân Ðồn; bản phục chế Phủ biên tạp lục của Lê Quý Ðôn có ghi chép rõ chi tiết về việc thành lập và quá trình hoạt động của Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Ðặc biệt là tấm bản đồ trong Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1630 - 1653) do Ðỗ Bá, tự Công Ðạo soạn. Tài liệu này bao gồm các bản đồ nước ta từ thế kỷ 15, trong đó có tấm bản đồ vẽ và ghi chú về quần đảo Hoàng Sa; bản đồ Ðông - Nam Á, bao gồm Biển Ðông và quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam của Blaeu năm 1635. Trong phần trưng bày từ thế kỷ 19 đến nay, người xem cũng được chứng kiến nhiều tài liệu khoa học như bản in sao Ðại Nam nhất thống toàn đồ triều Minh Mệnh; bản in sao Châu bản triều Nguyễn niên hiệu Minh Mạng thứ chín (1838), trong đó nói rõ về quá trình thực hiện khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với việc cử các đội hải binh cùng các chức quan lên đo đạc, cắm mốc và vẽ bản đồ Hoàng Sa. Bên cạnh đó, còn có bản số hóa Châu bản triều Nguyễn niên hiệu Bảo Ðại thứ 13 (1939) về Hoàng Sa và bản in nội dung trang sách Ðại Nam thực lục ghi rõ về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và ngoại thương hàng hải thời Nguyễn cùng những tài liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan đến công tác biên giới, lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam...

Những hiện vật của phòng trưng bày "Di sản văn hóa biển Việt Nam" tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam là bằng chứng cho thấy quá trình tham gia khai thác, giao lưu và những đóng góp quan trọng của Việt Nam vào lịch sử hình thành và hoạt động sôi động của hệ thống giao thương hàng hải trong khu vực và quốc tế, đồng thời là sự khẳng định mạnh  mẽ sự thật không thể tranh cãi về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

 

                                                               Theo Báo Nhandan

 

Các tin khác


Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục