Người dân xã Ngân Nghĩa (Lạc Sơn) thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian trong các lễ hội của vùng mường Vang.
ảnh: HD

Người dân xã Ngân Nghĩa (Lạc Sơn) thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian trong các lễ hội của vùng mường Vang. ảnh: HD

(HBĐT) - Lạc Sơn có gần 14 vạn người với trên 90% là dân tộc Mường cùng chung sống. Xưa kia, Lạc Sơn là một trung tâm của nền văn hóa Hòa Bình với nhiều phong tục, tập quán lâu đời của dân tộc Mường được lưu giữ qua nhiều thế hệ, đặc biệt là dân ca dân tộc Mường như: hát đúm, rằng thường, bộ mẹeng, dân vũ, múa, nhạc cụ cồng chiêng...

 

Dân ca, nhạc cụ dân tộc Mường mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc về nghi lễ, phong tục, tín ngưỡng tác động đến người dân trong quá trình lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng xã hội. Những làn điệu, diễn xướng ngôn ngữ dân ca giàu nhạc điệu, giàu tình cảm. Hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, bao gồm cả văn hóa vật thể, phi vật thể đã được cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Sơn quan tâm chỉ đạo.

 

Ngày nay, tuy đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng tại Lạc Sơn vẫn trân trọng lưu giữ và phát huy truyền thống văn hóa, văn nghệ (VH-VN) của dân tộc. Toàn huyện có 220 nhà văn hóa xóm, phố, 31 đội thông tin cổ động, 392 đội văn nghệ xóm, phố, 231 CLB VH-VN hoạt động thường xuyên. Cụm văn hóa Mường Vang (xóm Vó, xã Nhân Nghĩa) là điển hình hoạt động dân ca, dân vũ, dàn dựng tấu cồng chiêng. Cùng với CLB Tân - Văn - Nhân hoạt động thường xuyên hàng tháng và ngày càng có chất lượng.

 

Cụm văn hóa Mường Vang được thành lập từ tháng 10/1999. Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện đã xây dựng một nhà sàn 72 m2, 1 phòng đọc sách với 164 đầu sách. Hoạt động của cụm là thông tin cổ động, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ trọng tâm của huyện, trao đổi việc giao lưu VH -VN, xây dựng tổ chức 7 phong trào trong CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Hướng dẫn cơ sở học tập dân ca, dân vũ, trình tấu cồng chiêng. Giao lưu VH -VN, trao đổi, tiếp đón các đoàn kiến tập, thực tập của các trường đại học, tiếp các đoàn tham quan du lịch.

 

Trong 12 năm qua, cụm văn hóa Mường Vang đã tổ chức được 2 lớp năng khiếu múa, 1 lớp hội họa, hướng dẫn, hỗ trợ dàn dựng chương trình văn nghệ 184 nhóm với 1.008 người. Hai lần tham gia liên hoan dân ca cấp tỉnh đều đạt giải. Cụm văn hóa Mường Vang đã được đoàn làm phim Hàn Quốc sang ghi hình về văn hóa dân tộc đặc sắc của Việt Nam.

 

ông Bùi Thiên Văn phụ trách cụm văn hóa Mường Vang cho biết: Trong thời gian sắp tới, cụm văn hóa Mường Vang tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, mở rộng sưu tầm VH -VN dân gian. Tìm hiểu lễ hội dân gian trong vùng, đặc biệt chú trọng lễ hội cồng chiêng, rước Bụt. Có kế hoạch cụ thể, chủ động mở lớp bồi dưỡng năng khiếu VH -VN thường xuyên, đặc biệt là trong các dịp hè. Phối hợp các ngành triển khai nhiều sinh hoạt tập thể về VH -VN đáp ứng nhu cầu văn hóa cho nhân dân 7 xã bằng các hình thức như triển lãm, giao lưu VH -VN.

 

Dân ca, dân vũ của người Mường rất phong phú và đa dạng, nó chứa đựng những yếu tố nghệ thuật đặc trưng gắn liền với đời sống sinh hoạt thường ngày, trong lao động, tình yêu, tín ngưỡng... của người Mường. Hiện nay, dân ca, dân vũ của người Mường đang mai một trước sự hội nhập của nền kinh tế thị trường. Do vậy, sưu tầm, bảo tồn, gìn giữ những giá trị là việc cần  làm ngay. Việc nêu cao ý thức giữ gìn, phát huy, học hỏi từ lớp trẻ là những vấn đề cấp thiết. Với những kết quả đã đạt được của cụm văn hóa Mường Vang, hy vọng với sự cố gắng đó, dân ca, dân vũ truyền thống của người Mường ngày càng được giữ gìn, bảo tồn và phát huy trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

 

 

                                                           Thu Hương (CTV)

 

 

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục