(HBĐT) - Đã bước vào năm học mới, nhẽ ra cũng chẳng có gì đáng phải đưa chuyện của con cái ra để khoe mẽ, nếu như cô con gái diệu của tôi chẳng “làm” nên chuyện, khiến tôi giật thót tim. Chẳng là từ năm con gái út tôi vào học lớp 10, ngay đầu năm học, tôi được bầu làm hội trưởng Hội phụ huynh lớp. Chẳng biết có phải vì thế mà cô con gái tôi lại ỷ thế, có hành vi bất nhã với cô giáo dạy môn lịch sử. Là Hội trưởng Hội phụ huynh, nhưng còn bận công tác nên tôi cũng chưa dành nhiều thời gian, chưa thật sát sao với công tác Hội.

 

Năm con gái vào lớp 11, sau kỳ họp phụ huynh để chuẩn bị cho sơ kết học kỳ I, cô giáo chủ nhiệm lớp đến rỉ tai tôi cho biết: Anh ạ, vừa rồi không biết cháu Na thế nào để cô Hà dạy môn sử phê bình về thái độ của cháu chưa đúng mức với giáo viên. Cô Hà có định báo cáo lên Hội đồng nhà trường, em đã kịp ngăn lại và bảo anh đang là Hội trưởng Hội phụ huynh lớp và em đã nhận là sẽ trao đổi trực tiếp với anh để cùng tìm cách giáo dục cháu Na. Tôi nghe mà đổ mồ hội hột, định hỏi cho rõ thì như cô đã hiểu ý, vội nói: “Anh nên về trực tiếp hỏi cháu Na sẽ rõ”. Tôi thầm cảm phục về sự tinh tế của cô giáo dạy văn kiêm chủ nhiệm lớp.

Tối về, tôi nhẹ nhàng gợi chuyện, thấy tôi đã biết tường tận, cô gái diệu của tôi đã thú nhận: “Cô giáo Hà kiểm tra vở ghi của con, thấy vở bị mực nhem nhuốc, ghi chép bài lại sơ sài, cô đã cho điểm kém vào vở. Giận quá, con mang vở lên và dằn mạnh xuống bàn trước mặt cô rồi chẳng nói năng gì và con bỏ về”. Nghe chuyện con gái khiến tôi liên tưởng về bản thân mình hơn 30 năm trước, chỉ khác với tôi ngày ấy là môn toán. Quả đúng là “cha nào, con nấy”. Tôi định thốt lên, song cũng kịp kìm nén lại. Tôi biết là cháu học tốt môn lịch sử, ở mỗi bài, cháu thường biết phân tích, đánh giá qua các sự kiện, các chứng nhân lịch sử… để rút ra bài học lịch sử, vậy mà việc ghi vở lại sơ sài, cẩu thả?

Chia sẻ và cởi mở với con, tôi hỏi:

- Việc con ứng xử với cô Hà, con gái bố tự thấy là đúng, sai thế nào?

Tôi bắt gặp cái nhìn biết lỗi của con khiến tôi cũng thấy nao nao.

- Con biết là con đã sai, đã bất nhã và có lỗi với cô giáo. Con hứa với bố là từ nay sẽ không có lần sau như thế nữa.

- Vậy theo con, con sẽ đi xin lỗi cô giáo hay con muốn bố đi giúp con?

- Con sai, con sẽ tự chịu trách nhiệm, con sẽ đi xin lỗi cô Hà và cả cô chủ nhiệm nữa.

Nghe con gái đáp một cách dứt khoát, trong tôi trào dâng niềm tin yêu và tôi đã thốt lên:

- Hoan hô con gái, đúng là con gái nết na của bố.

Cháu xin phép tôi để đi xin lỗi cô giáo. Mấy ngày sau, tôi đã nhận được điện của cô giáo chủ nhiệm với giọng đầy phấn khích:

- Anh có cô con gái thật tuyệt. Cháu đã biết học và làm theo lời dạy của Bác Hồ là “Biết nhận lỗi cũng là ngoan”, cháu thật dũng cảm đến nhận lỗi và xin lỗi cô Hà.

Tiếp đến, tôi cùng đoàn cha mẹ học sinh đi chúc các thầy, cô dịp 20/11, tôi lại may mắn được gặp cô Hà dạy lịch sử, thấy tôi từ xa, cô đã niềm nở:

- Nay được gặp và mới biết bác là cha của cháu Na. Cô tươi cười: Cháu Na học giỏi lại sớm biết điều chỉnh những ứng xử thật là đáng yêu bác ạ.

Được nghe cô nói mà tôi như bắt được của. Là người làm cha, làm mẹ có con cái đang ở cái tuổi “học làm người lớn” mà được cả hai cô giáo đều khen, quả là “được lời như cởi tấm lòng”, tôi đã thực sự là người có phúc vì con gái đã hơn hẳn tôi trước đây, dám đến gặp cô giáo để nhận lỗi và xin lỗi cô. Có phải hạnh phúc lớn nhất của người làm cha, mẹ là có con vừa ngoan lại học giỏi, có đúng vậy không các bậc phụ huynh?

 

                                                                         Đức Thắng

                                                              (Hội Khuyến học Đà Bắc)

 

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục