Biểu tượng bánh nan hoa trên chiếc linga bằng đá (phải) do ông Tiến sưu tầm cùng với chiếc yoni (trái).

Biểu tượng bánh nan hoa trên chiếc linga bằng đá (phải) do ông Tiến sưu tầm cùng với chiếc yoni (trái).

Hiện vật vừa mới phát hiện được cho là có liên quan đến người Chăm trong lịch sử gồm một bộ linga – yoni bằng đá, một số mảnh gốm và mảnh sành có dấu hiệu của điêu khắc, một vài mảnh tước được ghè đẽo theo nhiều hình thù khác nhau...

 

Và, người đang sở hữu những cổ vật ấy là ông Nguyễn Văn Tiến, 56 tuổi - một nhà sưu tầm đồ cổ không chuyên ở thôn Tân Lạc, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng).

Hiện vật tìm được ở dòng suối cạn đổ ra sông Đa Nhim (con sông có người dân tộc thiểu số Chu Ru và Raglai – những tộc người thân cận của người Chăm – sinh sống dọc hai bên bờ); khả năng các món đồ do người Chăm ở duyên hải miền Trung trong lịch sử gửi lại người Chu Ru hoặc người Raglai giữ hộ.

Trong những hiện vật mà ông Tiến sưu tầm được, hiện vật khiến cho nhiều người quan tâm một cách đặc biệt đó là bộ linga – yoni được ông đặt tên cùng với “lý lịch trích ngang” là “Linga – yoni quyền lực – nhân ái, ký hiệu vòng bánh nan hoa, Ấn Độ giáo, bàlamôn”.

Bộ linga – yoni của ông Tiến sưu tầm được khá đặc biệt: Nó được làm bằng chất liệu đá và là một loại đá (nguyên liệu) mà theo các nhà chuyên môn là rất ít được tìm thấy ở miền núi Nam Tây Nguyên. Loại đá này có màu nâu sẫm ngả sang đen nhạt. Chiều cao của linga (dương vật) chỉ khoảng 10cm (khá nhỏ so với những linga đã tìm thấy ở Lâm Đồng). Chiếc yoni (âm vật) cũng vậy, khoảng cách rộng nhất cũng không hơn 10cm. Chiếc linga này có hình trụ ở phần dưới và hình nón ở phần trên. Còn với chiếc yoni thì dấu vết điêu khắc được thể hiện khá “chân thật” âm vật chứ không được cách điệu hóa cao ở những yoni từng tìm thấy trên vùng đất Nam Tây Nguyên.

Ông Tiến và bộ sưu tập linga - yoni của người Chăm cổ(?).

Điều đặc biệt hơn cả là trên chiếc linga có khắc hình “bánh nan hoa” (theo cách hiểu của ông Tiến) khá rõ nét. Xin nói thêm, biểu tượng “bánh nan hoa” ấy còn được tìm thấy ở nhiều hiện vật khác cũng được ông Tiến “bắt gặp” trên lòng suối trong đợt sưu tầm gần đây nhất.

Ông Lương Nguyên Minh - Trưởng ban Quản lý di tích Cát Tiên (thánh địa Cát Tiên - di chỉ khảo cổ học đã khai quật được khá nhiều linga và yoni thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) - cho biết: “Ở các linga, hầu hết đều chỉ thể hiện quan niệm “tam vị nhất thể” trong văn hóa bàlamôn giáo chứ không mấy khi tìm thấy những “hình vẽ” vẽ (khắc) thêm vào đó, ngoại trừ một chiếc linga rất đặc biệt hiện có ở Cát Tiên là linga mukha có mặt người”.

Nói về linga mukha thì không những hiếm mà điều đáng lưu ý là “mukha” khắc thêm trên đó chỉ là mặt người chứ từ trước tới nay giới khảo cổ chưa tìm thấy “hình vẽ” nào ngoài mặt người (là đại diện cho một vị vua hay một nhân vật cực kỳ quan trọng nào đó).

Như vậy, “mukha” bánh nan hoa đại diện cho một nhân vật nào đó trên chiếc linga do ông Nguyễn Văn Tiến sưu tầm được có phải là thông điệp của người Chăm cổ hay không là một câu hỏi đang cần sự “giải mã” của các nhà chuyên môn!

 

                                                                       Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục