Nghệ sĩ Kiều Dung hướng dẫn học viên đánh các bài cồng chiêng truyền thống.

Nghệ sĩ Kiều Dung hướng dẫn học viên đánh các bài cồng chiêng truyền thống.

(HBĐT) - “Đây là lần đầu tiên huyện Kỳ Sơn mở lớp dạy cồng chiêng và các làn điệu dân ca Mường truyền thống thu hút nghệ nhân, nhân dân tham gia đông đảo đến thế. Tham gia lớp học có nhiều độ tuổi, từ các cô thôn nữ chưa chồng đến bà lão trên dưới 70 tuổi. Họ đến từ các thôn, xóm, xã khác nhau nhưng đều có một niềm đam mê, tự hào với văn hóa cồng chiêng và các làn điệu dân ca dân tộc mình” - Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Trưởng phòng VH-TT huyện Kỳ Sơn chia sẻ.

 

Vừa tới trung tâm học tập cộng đồng xã Phú Minh, chúng tôi đã nghe âm thanh quen thuộc của bài “Đạp bông” vọng ra từ lớp truyền dạy cồng chiêng và các làn điệu dân ca Mường do huyện tổ chức. Bước vào lớp học, chúng tôi thực sự bất ngờ trước hàng trăm chị em phụ nữ già có, trẻ có rực rỡ trong trang phục truyền thống của dân tộc Mường đang cất cao giọng hát. Giảng viên lớp học là chị Kiều Dung - cán bộ Trung tâm VH-TT huyện Kim Bôi. Chị Dung cho biết: Lớp học được tổ chức trong 7 ngày cho 98 nghệ nhân, nhân dân 5 xã HợpThành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Yên Quang và Phúc Tiến. Các học viên được học 3 bài chiêng cơ bản: đi đường, bông trắng, bông vàng, bồng 2 và các bài hát dân ca mời trầu, đạp bông, u hạy, những bài hát ru. Chị tận tình chỉ bảo từ cách cầm chiêng sao cho đúng, các bài dân ca Mường hát luyến láy sao cho hay, đúng nhịp điệu. Bà Nguyễn Thị Vân, 62 tuổi ở xóm Đồng Bài, xã Phú Minh chia sẻ: Tôi thường tham gia các hoạt động văn nghệ do xóm tổ chức. Những năm gần đây, ở xóm, xã cũng đã có nhiều hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, các bài cồng chiêng, hát dân ca mới chỉ mang tính tự nhiên vốn có. Tham gia lớp học, chúng tôi được nghệ nhân dạy bài bản hơn. Đây cũng là dịp chị em các xã trong huyện gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ để tìm ra những nét tương đồng, khác biệt giữa các vùng. Em Nguyễn Hồng Tăng, 29 tuổi ở xóm Mỏ Ngô và các học viên trẻ tuổi xã Hợp Thành lại đến với lớp học với tinh thần cầu thị học hỏi các bài cồng chiêng, làn điệu dân ca truyền thống để về truyền dạy lại cho thế hệ trẻ... Theo đánh giá của ban tổ chức lớp học, các học viên gặp thuận lợi trong quá trình học tập vì hầu hết đều là hạt nhân văn hóa, văn nghệ ở cơ sở và có hiểu biết cơ bản về cồng chiêng và dân ca Mường. Mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn, kinh phí có hạn nhưng lớp học được đánh giá cao về chất lượng và chuyên môn. Ngay sau lớp học đầu tiên kết thúc, UBND huyện đã tổ chức đêm biểu diễn báo cáo kết quả. Đêm giao lưu đã thu hút đông đảo người đến xem, cổ vũ. Bà con coi đây là ngày hội của người dân các xã Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Phúc Tiến và Yên Quang. Tiếng cồng chiêng và các làn điệu dân ca Mường đậm đà bản sắc còn mãi âm vang khắp núi rừng, để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người dân.

 

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Huyện thuộc Mường Thàng - một trong 4 vùng Mường cổ của tỉnh. Dân cư chủ yếu là dân tộc Mường, chiếm trên 70%. Cũng như các vùng Mường khác trong tỉnh, huyện có nền văn hoá vật thể và phi vật thể độc đáo mà đặc trưng nhất là văn hoá cồng chiêng, các làn điệu dân ca. Tuy vậy, trong quá trình giao thoa, tác động của nền văn hoá, nét văn hoá truyền thống ấy có nguy cơ mai một. Do vậy, việc mở lớp truyền dạy những kỹ năng, kiến thức cơ bản về dân ca và nhạc cụ truyền thống cho cán bộ, cộng tác viên, hạt nhân văn nghệ làm công tác văn hoá thông tin cơ sở là hết sức quan trọng. Điều đó góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo tồn, lưu giữ và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Đây cũng là lý do UBND huyện Kỳ Sơn xây dựng và thực hiện Đề tài “Mở lớp khôi phục truyền thống văn hoá dân tộc Mường như dạy nhạc cụ dân tộc, cồng chiêng và các làn điệu dân ca Mường”. Theo chương trình, đề án mở lớp theo 3 nội dung: khôi phục truyền dạy cồng chiêng tại cụm 1 gồm các xã Dân Hạ, thị trấn Kỳ Sơn, Dân Hòa; dạy nhạc cụ dân tộc tại cụm 2 gồm các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh; khôi phục truyền dạy hát một số làn điệu dân ca Mường tại 2 cụm với các xã Mông Hóa, Phúc Tiến, Yên Quang và Độc Lập. Tuy vậy, căn cứ vào điều kiện thực tế, đến nay, huyện tổ chức lớp đầu tiên lồng ghép cả 2 nội dung dạy cồng chiêng và các làn điệu dân ca Mường. Tuy mới đạt được kết quả bước đầu nhưng lớp học góp phần nâng cao kỹ năng, kiến thức cơ bản về dân ca, nhạc cụ dân tộc cho cán bộ, hạt nhân văn nghệ hoạt động trong lĩnh vực VH-TT, là nền tảng cho những mô hình lớp học truyền dạy dân ca, nhạc cụ dân tộc tiếp theo, nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi tinh thần NQT.ư 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

 

 

                                                                  Hương Lan

 

 

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục