(HBĐT) - Mỗi năm, tháng 5 về lòng mỗi người dân Việt Nam ta lại bâng khuâng nhớ về ngày 19/5 kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ kính yêu. Sinh thời, cứ đến dịp 19/5, Bác thường dặn các địa phương, cơ quan là không nên tổ chức chúc thọ linh đình, vì Bác lo ngại tốn thời gian, tiền bạc của nhân dân trong lúc đời sống nhân dân còn khó khăn. Đúng ngày 19/5, Bác thường đi công tác để tránh những nghi lễ tốn kém vì ngày sinh của Người. Bác giao cho những người phục vụ, bảo vệ tổ chức đánh bắt cá tại ao cá mà Người vẫn hàng ngày chăm sóc để biếu các cụ già, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cho anh em cơ quan phục vụ Bác để cải thiện bữa ăn.

 

Vào những dịp đó, Bác thường viết thư gửi điện cảm ơn đồng bào, đồng chí, các cơ quan, đoàn thể trong nước và bầu bạn quốc tế đã dành cho Người những tình cảm thân thiết nhân kỷ niệm ngày sinh của mình. Năm 1959, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh 19/5 và kỷ niệm 5 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã lên thăm đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Nói chuyện với đồng bào và cán bộ dự mít tinh ở Châu Thuận, Bác khen ngợi tinh thần đoàn kết kháng chiến cũng như tinh thần đoàn kết sản xuất của tất cả đồng bào, bộ đội, cán bộ Tây Bắc. Bác có thơ chúc và trao tặng lá cờ thêu 6 chữ vàng “Đoàn kết - thi đua - thắng lợi”. Bác nhắc nhở bà con dân tộc phải bảo vệ rừng vì rừng là vàng, là bạc, là máy móc cả. Bác đến thăm nông trường Mộc Châu, Bác tặng nông trường mấy câu: Luôn luôn cố gắng/Khắc phục khó khăn/Tiến lên thật hăng/Làm tròn nhiệm vụ”.

 

Dịp tháng 5/1963, ông Nguyễn Sinh Quế, Bí thư Đảng ủy xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) có dịp ra Hà Nội đến mừng thọ Bác nhân dịp 19/5. Trước khi ông Quế ra về, Bác hỏi thăm về những xã, làng Mậu Tài, Hoàng Trù, Nguyệt Quả rồi Bác trao cho ông Quế và những người cùng đi một gói hạt phượng và Bác dặn “Các chú về chia cho mỗi nơi một ít và nhớ là phải trồng cây nào sống cây ấy”. Ngày nay, về Kim Liên, các trường học, trạm xá, các con đường có những cây phượng tháng 5 về đỏ rực một màu xen lẫn với những cây xà cừ lá xanh mượt mà.

 

Ngày 19/5/1965, Bác Hồ thọ 75 tuổi, đúng 18h, Trung ương “đột kích” vào chúc thọ Bác. Mọi người đông đủ, một bó hoa tươi trang trọng giữa bàn. Bác đứng dậy vui vẻ hỏi: “Bác muốn biết ai đứng ra chúc thọ hôm nay”? Đồng chí Lê Duẩn tủm tỉm cười, đồng chí Phạm Văn Đồng liếc mắt nhìn sang đồng chí Trường Chinh. Đồng chí Trường Chinh đứng dậy hướng về phía Bác:

 

- Thưa Bác, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày sinh của Bác, thay mặt Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, mặt trận và nhân dân cả nước kính chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu.

 

Bác đứng lên xúc động: “Bác cám ơn các chú nhưng trong lúc toàn dân đang kháng chiến gian khổ, mọi công việc hết sức khẩn trương mà lại tổ chức chúc thọ một cá nhân như thế này là không nên”.

 

Bánh kẹo được bày ra, Bác mời mọi người đến dự, mừng thọ Bác tuổi 75, lễ mừng thọ vị Chủ tịch nước đã diễn ra trong bầu không khí ấm cúng, giản dị như thế đó.

 

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày sinh của Người, bà Luy Stơroong - một nữ nhà văn nước Mỹ được vinh dự gặp Bác đã có những lời ca ngợi Bác của chúng ta: “Bác Hồ - hai tiếng mà người dân Việt Nam thường gọi, đó là một vị lãnh tụ giản dị nhất thế giới. Đó là nhà hiền triết đôn hậu hiểu rộng, biết sâu như thánh nhân. Đó là một người thừa trí tuệ che chở hết thảy cho mọi người khi gặp việc bất trắc xảy ra. Đó là người khi trả lời ai thì rất thân mật, cởi mở nhưng khi trả lời ai thì rất mau lẹ và bất ngờ”.

 

Kỷ niệm ngày sinh của Bác chúng ta lại càng nhớ Bác, nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, cuộc đời Bác mà như nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:

 

“… Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng soi những lối mòn…”.

 

 

                                                          Văn song (T.T.V)

 

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục