(HBĐT) - Mấy ngày nay, cháu Quang lên 8 tuổi đang học lớp 3 háo hức chờ đợi trung thu - Tết Trung thu bây giờ dường như trở thành Tết của mọi người. Người lớn cũng háo hức chẳng kém gì trẻ con.

 

Trung thu này, Quang lại được rước đèn ông sao, đèn con cá, con gà, đánh trống, múa lân, cùng chơi trò chơi với các bạn, được cùng nhau ca hát, phá cỗ. Sự háo hức của cháu khiến cho tôi nhớ lại trung thu thuở nhỏ của mình. Ai cũng có một thời tuổi thơ háo hức chờ đón trung thu. Hồi còn nhỏ, nhà ở gần sông. Trên bờ sông có cây đa quen gọi là “cây đa bến làng” gốc rễ xù xì, cành lá xum xuê tỏa mát. Ngồi bên gốc đa nhìn ra sông, mấy con thuyền đánh cá xuôi dòng. Dòng sông quê tôi mùa thu lặng lẽ một màu xanh lam. Đâu đó nghe tiếng hát đò đưa quyến rũ dưới ánh trăng thu.

 

Đêm về, dưới hiên nhà, ánh trăng rải vàng khắp vườn ao, ngõ xóm. Ông nội đặt chiếc chõng tre bên hè ngắm trăng, uống bát nước chè xanh, thứ nước đậm đà dân làng vẫn thường uống. Ông nội chậm rãi kể sự tích chị Hằng và chú Cuội bên gốc đa. Đã qua mấy chục mùa trung thu tôi vẫn nhớ như in giọng ông chậm rãi, ấm áp, râu tóc bạc phơ, nói những lời yêu thương con cháu. Ngoài sân, bên hàng rào râm bụt, dưới ánh trăng vẫn phô một màu đỏ tươi, thỉnh thoảng cơn gió nhẹ lại đu đưa. Cây cối trong vườn ánh trăng thu như rải rắc lên một màu vàng thoang thoảng mùi thơm của hoa dẻ bên lùm cây sau vườn đưa lại. Không khí trăng quê ấy ngấm vào tôi nhẹ nhàng mà sâu lắng.

 

Bây giờ về già, theo con ra phố, phố bên bờ sông. Thành phố của miền núi vẫn rộng rãi, thoáng đãng không làm khuất đêm trăng Trung thu. Đứng trên hiên ban công nhìn về phía trăng lên, trăng nhô khỏi núi như một mâm vàng tỏa sáng xuống phố, xuống sông. Ánh trăng lấp lánh, điện sáng nhưng trăng vẫn là màu sáng kỳ diệu và hấp dẫn con trẻ. Chợ Trung thu bày bán đủ các loại bánh của các hãng với đủ các giá cao, thấp nhưng nhiều nhất, bắt mắt nhất là các loại quả vườn nhà, nào bưởi, hồng, na và đâu đó phảng phất mùi thị, thứ hương vị quê hương. Đây những nải chuối chín vàng lốm đốm trứng cuốc bày bên thúng cốm, những hạt cốm xanh ngọc mang hương trời, khí đất, có hồn quê được gói bằng chiếc lá sen phảng phất hương thơm, bên ngoài buộc thêm sợi rơm vàng.

 

Trung thu năm nay đến trong cái se lạnh rất thu của thành phố trẻ bên sông Đà. Tôi nói cho cháu biết, Trung thu của thời trước khi còn ở quê, lối ngõ ngập tràn ánh trăng vàng, hàng tre kêu kẽo kẹt, lá xào xạc, khẽ rung nhẹ trước cơn gió thu. Trung thu những năm đó còn nghèo, trẻ con cũng chưa được hưởng đầy đủ bánh kẹo, hoa trái nhưng ánh trăng, gió thu đến và tấm lòng vẫn nuôi được sự mơ tưởng ao ước của con trẻ.

 

Trung thu về, dù ánh đèn cao áp soi sáng nhưng ở đây, cháu vẫn được chiêm ngưỡng, được ngắm say sưa ánh trăng rằm cùng bạn bè với trống ếch, rước đèn và hát hò phá cỗ.

 

Trung thu bây giờ con trẻ hạnh phúc, được hưởng cái Tết thật ý nghĩa và đinh ninh lời Bác:

“Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.

 

 

 

                                                                       Văn Song (CTV)

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục