Trò chơi chuyển bóng do ĐV-TN Trung tâm BTXH tỉnh tổ chức cho các em thiếu nhi tại Trung tâm trong đêm hội trăng rằm.

Trò chơi chuyển bóng do ĐV-TN Trung tâm BTXH tỉnh tổ chức cho các em thiếu nhi tại Trung tâm trong đêm hội trăng rằm.

(HBĐT) - Trung thu về, niềm hạnh phúc của tuổi thơ là có được chiếc lồng đèn lung linh ánh nến, nếm hương vị ngọt ngào của bánh dẻo, bánh nướng. Không chỉ có bánh, đèn ông sao, với 32 em nhỏ đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm BTXH tỉnh, Trung thu năm nay như đến sớm hơn với thật nhiều những hoạt động ý nghĩa.

 

Chúng tôi đến Trung tâm BTXH tỉnh vào những ngày cận kề tết trung thu, các cán bộ trung tâm đang tất bật chuẩn bị quà cho các em đón tết. Sân khấu ngoài trời đã được trang hoàng cẩn thận với đầy đủ đèn ông sao và mâm ngũ quả. Chiếc trống lớn được đặt giữa sân và những màn múa lân, múa rồng đang được các bạn tình nguyện viên tại trung tâm luyện tập sẵn sàng biểu diễn trong đêm hội trăng rằm. Các mẹ bận rộn với những phần quà bánh còn các bạn ĐV- TN giúp các em nhỏ dàn dựng những tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian đặc sắc. Không khí vui nhộn cùng những tiếng cười giòn khiến chúng tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc, ấm áp khi Tết Trung thu đến gần. Anh Nguyễn Mạnh Thắng, Bí thư Đoàn thanh niên TT BTXH tỉnh cho biết: các em đang sinh sống tại trung tâm đều là những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt, hầu hết đều thiếu thốn tình cảm. Với ý nghĩa tốt đẹp của trung thu, chúng tôi không chỉ mong muốn mang đến cho các em không khí phấn khởi, vui tươi mà làm sao thắp lên được niềm hy vọng, niềm tin vào cuộc sống trong các em. Chính vì vậy, thay vì tự làm tất cả, chúng tôi hướng dẫn các em cùng tham gia, cùng hoà mình vào không khí vui nhộn với nhiều hoạt động như tham gia giao lưu cắm trại, tổ chức các trò chơi dân gian. Qua các hoạt động này, các em không chỉ gắn bó hơn mà còn tự tin hơn nhiều.

 

Thực vậy, đến với Trung tâm vào những ngày này có một không khí nhộn nhịp khác thường. Ngoài thời gian học bài, những trò chơi vận động thường ngày bị bỏ dở bởi gần như tất cả các em đều tập trung chuẩn bị cho hội trại trung thu, làm đèn ông sao vào những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh. Cô bé Bùi Thị Thắng, cô "chị cả" của "ngôi nhà chung" tâm sự " thích nhất là làm đèn ông sao lớn, chúng cháu đều được góp các hình ảnh ngộ nghĩnh do mình tự cắt dán vào đấy để trang trí". Nhìn chiếc đèn ông sao lớn được trang trí đầy đủ những hình ảnh quen thuộc của Chị Hằng, chú Cuội, của nàng Bạch Tuyết, thần đèn... trong chuyện cổ, chúng tôi chợt hiểu cảm giác của Thắng, dường như mỗi hình ảnh đó là một mơ ước của các em vậy.

 

Tết trung thu năm nay, với các em nhỏ Trung tâm BTXH tỉnh càng vui hơn nhiều bởi bên cạnh sự quan tâm chăm lo của các cán bộ tại Trung tâm, rất nhiều  tấm lòng hảo tâm cũng đã đến với các em. Mới đây nhất, 10 bạn nhỏ ở trung tâm đã được nhận học bổng do tỉnh trao tặng. Các em cũng đã được giao lưu với các anh chị đoàn thanh niên Học viên Thanh thiếu niên, đoàn TN sở LĐ - TBXH tỉnh và được tặng nhiều phần quà ý nghĩa.

           

Tết  trung thu, đó  là ngày tết của sự đoàn tụ, xum họp. Với các em nhỏ ở đây, dù không còn được đoàn tụ với gia đình nhưng các em đã thực sự có được sự đoàn tụ, xum họp. Đó là đoàn tụ, sum họp của những tấm lòng hảo tâm, của những thương yêu và sẻ chia. Từ sự xum họp ấy, từ "ngôi nhà chung" này, bao mảnh đời đã vươn lên hoà nhập cuộc sống và tìm được hành phúc cho mình. Mong rằng các em sẽ tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự chia sẻ, giúp đỡ của cộng đồng để các em thực sự có được nhiều tết trung thu tròn vành như vầng trăng cổ tích.

 

 

                                                                              Phương Linh

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục