Bản Mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) lưu giữ được hơn 100 nếp nhà sàn truyền thống.

Bản Mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) lưu giữ được hơn 100 nếp nhà sàn truyền thống.

(HBĐT) - Cách trung tâm TP Hòa Bình 12 km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) nằm dưới chân núi Mỗ với hơn 100 nóc nhà sàn của người Mường còn giữ nguyên bản từ hình dáng nhà cửa đến nếp sinh họat, ăn ở. Đến đây, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành, cảm nhận được lối kiến trúc nhà cổ, cách ứng xử mang đậm nét văn hóa và phong tục tập quán đặc sắc của người Mường…

 

Đón chúng tôi từ đầu xóm, Trưởng xóm Nguyễn Văn Hậu niềm nở giới thiệu: Cả bản hiện có 117 hộ, 476 khẩu, trong đó có 46 hộ tham gia cụm du lịch cộng đồng. Quá trình làm du lịch cồng đồng của bản đã có từ khá lâu. Những năm 1978-1979 đã có đoàn khách là chuyên gia Liên Xô (cũ) làm Nhà máy thủy điện Hòa Bình đến thăm để tìm hiểu cuộc sống của bà con dân tộc Mường nơi đây. Sau đó, thấy được cái hay, cái đẹp của bản, họ đã đưa gia đình, bạn bè về chơi ngày một đông. Đến nay, người dân trong bản cũng không thể nhớ được hết đã có bao nhiêu lượt khách đến thăm nhà. Bản Giang Mỗ ngày càng được nhiều du khách trong nước và nước ngoài biết đến. Theo ông Nguyễn Văn Hậu, khách quốc tế thường đến thăm bản theo tuor vào tất cả các mùa trong năm. Còn khách nội địa chủ yếu về vào mùa hè. Nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người, đến xóm Mỗ vào buổi sáng mùa lúa chín là đẹp nhất. Khi mặt trời vừa nhô lên đỉnh núi. Những tia nắng đầu tiên xuyên qua kẽ lá lấp lánh rơi giọt sương đêm. Lúc đó không khí trong lành lạ thường. Không gian tĩnh lặng chỉ nghe thấy tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách. Du khách có thể hít thở sâu cảm nhận không khí mát lành của hương lúa chín, không khí thiên nhiên như òa vào lòng người xóa tan những mệt mỏi, bộn bề của cuộc sống đời thường. Vươn xa tầm mắt là bắt gặp cảnh núi đồi trùng điệp, trước xóm là thửa ruộng bậc thang nối nhau thành tầng lớp đẹp mắt.

 

Không chỉ hưởng bầu không khí thiên nhiên trong lành, đến đây, du khách còn được khám phá, thưởng ngoạn kiến trúc nhà cửa cùng với nếp nhà sàn truyền thống. Dừng chân trước của một ngôi nhà mà ở dưới chân cầu thang còn lưu giữ được khung dệt để phụ nữ Mường dệt vải, dụng cụ lao động sản xuất từ cổ xưa như cối giã gạo, cung, nỏ săn bắn, đồ đạc, dụng cụ làm nương rẫy. Chúng tôi được chủ nhà là bà Nguyễn Thị My hồn hậu chia sẻ: Khi thấy khách đến rất thích những đồ dùng sinh hoạt của người Mường, không chỉ có gia đình tôi mà còn một số gia đình khác trong xóm cũng lưu giữ lại nhiều đồ vật trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Du khách đến đây có thể dừng lại ở bất kỳ ngôi nhà nào mà mình thấy thích. Mỗi thành viên trong gia đình đều trở thành hướng dẫn viên du lịch. Du khách tìm hiểu văn hóa Mường qua câu chuyện với chủ nhà. Nếu dừng chân nghỉ qua đêm, du khách có nhu cầu, đội văn nghệ của bản sẽ biểu diễn những điệu múa đặc sắc như xéc bùa, múa quạt, hát mời trầu trong tiếng trống, chiêng, sáo ôi. Đến với bản Giang Mỗ, du khách còn được chủ nhà mời uống đặc sản rượu chuối, rượu cần và thưởng thức các món ăn dân tộc như xôi nếp nương, xôi cẩm, cá đồ, thịt lợn bày cỗ lá … và mua những món quà lưu niệm, sản phẩm dệt thổ cẩm do chính phụ nữ của xứ Mường làm ra.

 

Trưởng xóm Nguyễn Văn Hậu cho biết thêm: Để phát triển du lịch cộng đồng, hầu hết các hộ trong bản đã có kinh nghiệm đón khách đến thăm. Tuy nhiên, để tạo được hình ảnh thân thiện trong mắt du khách, bản đã khắc phục được tình trạng chèo kéo khách trước đây. Bây giờ đến bản, du khách  có thể tự do ngắm cảnh, đến khám phá ngôi nhà sàn nào mà bạn muốn. Lòng người thân thiện, hiếu khách cùng những nét văn hoá truyền thống được quan tâm, gìn giữ qua nhiều thế hệ, khiến Giang Mỗ không chỉ trở nên duyên dáng hơn trong con mắt du khách thập phương mà hơn cả là để các thế hệ con cháu người Mường nơi đây thêm trân trọng những giá trị cội nguồn mà cha ông để lại. Đất Mường Giang Mỗ vì thế sẽ còn mãi mãi giữ được nét duyên quyến rũ hữu tình như vốn có hàng trăm năm qua.

 

                                                                                  HL

 

 

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục