Đình Xàm, xã Phú Lai  (Yên Thuỷ) được đầu tư, phát huy được giá trị về du lịch tâm linh và là nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân địa phương.

Đình Xàm, xã Phú Lai (Yên Thuỷ) được đầu tư, phát huy được giá trị về du lịch tâm linh và là nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân địa phương.

(HBĐT) - Cùng với danh lam thắng cảnh thiên nhiên ban tặng, các di tích lịch sử văn hoá đã góp phần tạo cho Hoà Bình có sức hút với du khách thập phương. Hiện nay, toàn tỉnh có gần 70 di tích lịch sử danh thắng được Bộ VH- TT & DL và UBND tỉnh công nhận xếp hạng. Các di tích được địa phương đầu tư, chú trọng bảo tồn và phát huy được giá trị, góp phần làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân và thúc đẩy hoạt động du lịch trên địa bàn.

 

Theo thống kê của phòng VH-TT huyện Yên Thuỷ, hiện nay trên địa bàn huyện có 49 di tích, trong đó có 8 di tích được xếp hạng (3 di tích cấp quốc gia và 5 di tích cấp tỉnh). Tại các địa phương có di tích đã xếp hạng đều đã thành lập được ban quản lý và đẩy mạnh công tác xã hội hoá nguồn kinh phí cho tôn tạo, phục dựng nên đã phát huy được giá trị về văn hoá, du lịch của các di tích. Đồng chí Nguyễn Quốc Hùng, Phó phòng VH-TT huyện Yên Thuỷ cho biết: Di tích thường gắn với địa bàn KDC, đặc biệt là hệ thống đình, đền, chùa được xây dựng từ nguồn đóng góp của nhân dân và được chính người dân gìn giữ, trông coi, bảo vệ từ bao đời. Nhiều thôn, làng đã thành lập ban tự quản, tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực bảo tồn và phát huy di tích.

 

Trong những di tích được đầu tư, di tích đình Xàm, xã Phú Lai đã phát huy được giá trị về du lịch tâm linh và là nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân. Năm 2010, huyện Yên Thủy khởi công xây dựng, tu bổ, tôn tạo phục dựng lại ngôi đình trên địa điểm cũ. Với nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước được phê duyệt gần 11,4 tỷ đồng. Theo thiết kế, đình mới được xây hình trên cơ sở kiến trúc và kết cấu của ngôi đình xưa, đình hình chữ đinh gồm nhà hậu cung và nhà đình, 2 hạng mục này có tổng diện tích 230 m2, nhà thủ từ diện tích 27,6 m2, có tường bao xung quanh đình. Hiện tại, dự án phục dựng đình Xàm đã hoàn thiện và mở cửa đón khách. Năm 2013, đình đã đón từ 30 - 40.000 lượt khách thăm quan từ khắp các tỉnh, thành phố. Cùng với đình Xàm, các di tích khác cũng được đầu tư từ nguồn vốn của Nhà nước, địa phương, nhân dân đóng góp như chùa Tiên - Lạc Thuỷ, đền Bờ  - Cao Phong, chùa Hoà Bình Phật Quang tự -   TP. Hoà Bình...

 

Các di tích được công nhận xếp hạng đều được chính quyền địa phương thành lập ban quản lý di tích, có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị của di tích. Từ năm 2001 đến nay, Bộ VH - TT &DL đã hỗ trợ tỉnh hàng chục tỷ đồng cho việc bảo tồn, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, công tác xã hội hóa trong bảo tồn di tích đã thu hút được sự đóng góp tiền mặt và ngày công lao động của nhân dân, góp phần duy tu, bảo tồn các di tích khang trang sạch đẹp hơn. Nhiều di tích trở thành những địa chỉ hấp dẫn khách thăm quan du lịch.

 

Cùng với các hoạt động bảo vệ, tôn tạo, việc phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa đã góp phần phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” trong cộng đồng dân cư thông qua việc tổ chức lễ hội như: lễ hội chùa Tiên (Lạc Thuỷ), xên Mường (Mai Châu), Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc)...  từ đó đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân địa phương.

 

Năm 2013, tỉnh có thêm 2 di tích xếp hạng đó là quần thể hang động danh thắng mái đá Niệm (xã Phú Thành - Lạc Thuỷ) được Bộ VH - TT & DL công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia và đình Cời (xã Tân Vinh - Lương Sơn) được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Đến nay, các địa phương tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, lý lịch di tích gửi về Bảo tàng tỉnh. Theo ông Lê Quốc Khánh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh, để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa đạt hiệu quả ngày càng cao, các ngành chức năng cần nghiên cứu, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng các di sản văn hóa, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa một cách khoa học. Từng bước đầu tư có hiệu quả để trùng tu, tôn tạo, quản lý, khai thác và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; làm tốt việc sưu tầm, bảo quản các tài liệu, hiện vật. Đồng thời cần đẩy mạnh xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá tại địa phương.

 

 

                                                                                    H.N

 

 

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục