Hai cây mía tím được đặt trang trọng hai bên bàn thờ, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo của con cháu mong muốn được đón tổ tiên về dương gian ăn Tết.

Hai cây mía tím được đặt trang trọng hai bên bàn thờ, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo của con cháu mong muốn được đón tổ tiên về dương gian ăn Tết.

(HBĐT) - Năm nay, gia đình ông Nguyễn Công Đàm, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) tiếp tục có một cái Tết cổ truyền no ấm. Để đón tổ tiên về trần gian ăn Tết cùng con cháu, ông Đàm chọn hai cây mía tím đẹp nhất, khoẻ nhất trong vườn nhà, kính cẩn dựng ở hai bên bàn thờ tổ tiên. Phong tục này đã được gia đình ông cũng như nhiều hộ gia đình trong xã Đông Lai gìn giữ từ đời này đến đời khác.

 

Ông Đàm không phải dân tộc Mường, cũng không phải là người gốc ở đây nhưng đã gắn bó với Đông Lai hơn 60 năm nay, từ khi ông còn là đứa trẻ trâu 13 tuổi. Trong tâm thức của ông, bàn thờ tổ tiên ngày Tết chưa bao giờ thiếu đi hình ảnh vươn cao của hai cây mía đặt hai bên bàn thờ. Đây là phong tục tập quán đầy tính nhân văn đã được người dân Đông Lai gìn giữ từ đời này đến đời khác. Về ý nghĩa của phong tục này, ông Nguyễn Công Đàm cho biết: Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ tổ tiên là để các cụ chống gậy về ăn Tết với con cháu. Đây là hình ảnh tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo của con cháu mong muốn được đón ông bà tổ tiên xuống trần gian ăn Tết, đón chào một năm mới an khang, đủ đầy.

 

Theo tín ngưỡng của người Việt, cây mía tượng trưng cho cái thang vì có từng đốt giống như từng bậc thang. Cây thang mía giúp vong ông bà, tổ tiên về trần gian ăn Tết cùng con cháu. Nguồn gốc của tín ngưỡng này ít nhiều gắn liền với văn hoá nông nghiệp của người Việt từ xa xưa. Đến ngày nay, tuy không còn phổ biến nữa nhưng phong tục thờ cây mía vẫn được gìn giữ trong khá nhiều gia đình Việt. Mỗi khi Tết đến, xuân về, bên cạnh mâm ngũ quả tượng trưng cho âm dương - ngũ hành, các gia đình thường chọn hai cây mía thật to, thật thẳng để dựng hai bên bàn thờ tổ tiên. Cây mía tượng trưng cho sự giao hòa trời - đất, kết nối hai thế giới âm - dương. Tán lá tượng trưng cho mây, trời. Gốc, rễ tượng trưng cho đất, nguồn cội. Những dóng mía lúc này như những nấc thang nối liền đất - trời, âm - dương, dẫn đón linh hồn tổ tiên từ trên trời trở về hạ giới để xum vầy cùng con cháu trong những ngày đầu tiên đầy ý nghĩa của năm.

 

Ông Nguyễn Công Đàm chia sẻ: Mỗi sản vật được lựa chọn để dâng lên bàn thờ gia tiên dịp Tết đều hàm chứa nhiều ý nghĩa. Khi chọn cây mía làm sản vật thờ cúng, cha ông ta đã gửi vào đó những ước mong gắn liền với đặc trưng vốn có của cây mía. Ví dụ như vị ngọt của mía tượng trưng cho vị ngọt của cuộc sống với những điều may mắn, tốt đẹp. Sự rắn chắc, mạnh mẽ vươn cao của cây mía tượng trưng cho sức khoẻ và sự thành công... Chính vì vậy, cây mía không chỉ đơn thuần là sản vật dâng cúng gia tiên mà đã trở thành một biểu tượng văn hoá tâm linh của người Việt. Biểu tượng đó nếu được giữ gìn sẽ giúp cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc thêm đậm đà.

 

 

             

                                                                      Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục