Băng đĩa nhạc không rõ nguồn gốc  được bày bán công khai  tại lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc) 2014.

Băng đĩa nhạc không rõ nguồn gốc được bày bán công khai tại lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc) 2014.

(HBĐT) - Năm 2014, trên địa bàn tỉnh duy trì tổ chức 3 lễ hội xuân quy mô cấp huyện: chùa Tiên (Lạc Thuỷ), Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), xên Mường (Mai Châu) và 5 lễ hội cấp xã: lễ hội tại quần thể di tích đền Thác Bờ thuộc huyện Cao Phong, Đà Bắc; chùa Hang, đình Xàm (Yên Thuỷ), Mường Động (Kim Bôi). Hai lễ hội được phục dựng bằng nguồn ngân sách địa phương và xã hội hóa: đình Cổi (Lạc Sơn), đền Rem (Lạc Thủy). Ngoài ra còn hàng trăm lễ hội ở các làng, bản quy mô tổ chức không lớn, chỉ mang tính chất lễ nghi cho một cộng đồng kết hợp tổ chức một số trò chơi dân gian và sinh hoạt văn hoá văn nghệ.

 

Đồng chí Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở VH-TT&DL) đánh giá: Các lễ hội xuân 2014 đã được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở. Một số lễ hội được nâng cấp, bảo tồn, phục dựng, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Để đưa công tác quản lý lễ hội đi vào nề nếp, công tác thanh - kiểm tra được các cơ quan chuyên môn duy trì thường xuyên. Trước mùa lễ hội, Sở VH-TT&DL tổ chức ký cam kết giữa cơ quan QLNN và BTC các lễ hội lớn về thực hiện quy chế, nếp sống văn hóa văn minh trong lễ hội, tránh các biểu hiện tiêu cực xảy ra. Hình thức, quy mô các lễ hội đều tôn trọng theo truyền thống trong cách thức tổ chức phần lễ, phần hội. Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân tham gia và thăm quan du lịch, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho nhân dân trong khu vực. Hầu hết BTC lễ hội ở các địa phương làm tốt công tác tổ chức, đảm bảo ANTT, an toàn cho nhân dân khi đi lễ và quản lý, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, cảnh quan môi trường. Thông qua việc tổ chức các lễ hội đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi để nhân dân bước vào lao động sản xuất và gìn giữ, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều phong tục, tập quán, nét văn hóa dân gian truyền thống tưởng chừng bị mai một đã được tái hiện lại một cách sinh động như: trình tấu cồng chiêng, hát thường rang, bọ mẹng, bản âm, hát đúm, đánh mảng, đánh đu...

Tuy nhiên, công tác tổ chức, quản lý lễ hội vẫn còn những hạn chế, tồn tại. Lễ hội còn mang nặng tính sân khấu hoá. Hình thức tổ chức vay mượn, có khi pha tạp giữa lễ hội này với lễ hội ở nơi khác đang có chiều hướng gia tăng. Hệ thống dịch vụ liên quan chưa đáp ứng nhu cầu và số lượng khách tham gia lễ hội. Kinh phí hỗ trợ để tổ chức, phục dựng và xã hội hoá  lễ hội còn hạn chế. Một số BQL di tích và BTC lễ hội chưa làm hết trách nhiệm, khả năng của mình, chưa thống nhất trong cách quản lý, tổ chức theo quy định của Nhà nước, điển hình như tại di tích đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa (Đà Bắc). Việc báo cáo kết quả tổ chức hàng năm của các địa phương chưa đảm bảo theo quy định của quy chế tổ chức lễ hội.   

Theo quan sát của phóng viên tại một số lễ hội còn dịch vụ đổi tiền lẻ, rải tiền lẻ lên các ban thờ, ném tiền lẻ xuống nước hay rút thẻ, xem tướng số, tử vi... Tình trạng ăn xin, trộm cắp vẫn xảy ra tại lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy). Hiện tượng mất vệ sinh ATTP, xả rác bừa bãi, mất vệ sinh môi trường, bày bán băng đĩa nhạc không rõ nguồn gốc khá phổ biến.  

Đồng chí Lê Quốc Khánh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho rằng, sự lộn xộn tại các lễ hội một phần do ý thức của người đi lễ hội. Có người không hiểu đình, đền, chùa thờ ai hay Phật là gì nên cứ nhét vài đồng tiền lẻ hoặc chen nhau dâng nhiều lễ vật vào để cầu may! Nhiều người đi chùa, đi lễ hội thường chỉ nghĩ đến xin lộc, cầu tài, tính toán cá nhân, khiến những nơi này thiếu sự trang nghiêm cần có.  

Để làm tốt công tác quản lý lễ hội trong những năm tới, theo Trưởng phòng Quản lý văn hóa Bùi Tú Cao, cần có quy hoạch lễ hội của tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân về quy chế, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Tăng cường công tác thanh - kiểm tra các hoạt động lễ hội. Tổ chức đăng ký với BQL lễ hội, gắn trách nhiệm của BQL với những người vi phạm. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các BQL di tích, lễ hội địa phương và đề nghị thành lập BQL di tích, lễ hội tỉnh.

 

                                                                            Cẩm Lệ

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục