Đội văn nghệ tổ 15, phường Thái Bình (TPHB) hát múa mừng khánh thành nhà văn hóa.

Đội văn nghệ tổ 15, phường Thái Bình (TPHB) hát múa mừng khánh thành nhà văn hóa.

(HBĐT) - Mới 7h sáng, đội văn nghệ tổ 15, phường Thái Bình (TPHB) đã có mặt đông đủ để khớp lần cuối chương trình chuẩn bị biểu diễn. Chị Nguyễn Phương Dung, đội trưởng đội văn nghệ tổ 15 chia sẻ: Hôm nay tổ khánh NVH, đội văn nghệ chúng tôi đã chuẩn bị các tiết mục múa, hát đặc sắc nhất để phục vụ bà con. Đội văn nghệ của tổ người già đã hơn 60 tuổi, người trẻ hơn 30 tuổi và có cả các em nhỏ 6-7 tuổi. Khuôn mặt ai cũng rạng rỡ hơn, họ khoác trên mình những bộ trang phục rực rỡ sắc màu của áo dài, váy Thái, váy Mường khác hẳn với ngày thường.

 

Theo chị Dung, phấn khởi nhất là từ năm 2013, đội văn nghệ được Nhà nước hỗ trợ 2 triệu đồng. Nguồn hỗ trợ tuy không nhiều nhưng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với phong trào văn nghệ quần chúng. Chị em có thêm kinh phí để mua son, phấn, thuê trang phục biểu diễn và nước uống trong mỗi buổi tập.

 

Khi hỏi về việc hỗ trợ 2 triệu đồng tác động thế nào đối với phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Trưởng phòng VH-TT huyện Kỳ Sơn cho rằng: Trong những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tiếp tục được duy trì đều khắp trên địa bàn. Hiện nay, toàn huyện có 12 đội tuyên truyền, 85 đội văn nghệ, 100% xóm, bản đều đã có đội văn nghệ quần chúng. Các đội văn nghệ quần chúng biểu diễn trong các dịp lễ, tết, sự kiện của địa phương góp phần làm phong phú hơn đời sống tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cũng gặp không ít khó khăn về kinh phí. Để duy trì hoạt động, bên cạnh nguồn xã hội hoá từ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân là sự  đóng góp của chính người dân. Nay được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/năm của Nhà nước, bà con phấn khởi lắm. Từ nguồn hỗ trợ này, các đội văn nghệ có thêm kinh phí để hoạt động sôi nổi, hăng say hơn.

 

Đồng chí Đỗ Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: bản chất của phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng được hình thành từ những nhóm người yêu thích say mê ca hát hoặc từ các tổ, đội văn nghệ ở mỗi xóm, bản. Do đó, lực lượng sáng tạo và thực hành nghệ thuật chủ yếu là những người không chuyên nên mỗi chương trình, tiết mục nghệ thuật quần chúng luôn đậm chất hồn nhiên, trong sáng. Ngay cả khi thiếu thốn phương tiện, cơ sở vật chất hoặc khó khăn về điều kiện hoạt động, người dân vẫn luôn biết cách sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa văn nghệ quần chúng phù hợp nhất để vừa thỏa mãn niềm say mê ca hát, vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của một cộng đồng dân cư. Người ta thường nói Con hát mẹ khen hay, mỗi thành viên trong một gia đình tham gia biểu diễn văn nghệ sẽ được đông đảo từ người thân, họ hàng, làng xóm đến xem, cổ vũ. Chính bởi vậy mà tự thân văn nghệ quần chúng vẫn luôn có một chỗ đứng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân ở khắp các địa phương. Tuy nhiên, để phong trào có thêm động lực để phát triển mạnh mẽ hơn, ngành VH-TT&DL đã đề xuất tỉnh hỗ kinh phí cho các đội văn nghệ quần chúng hoạt động. Việc ra đời Nghị quyết số 38, ngày 10/7/2012 của HĐND tỉnh quy định mức hoạt động, mức bồi dưỡng biểu diễn, bồi dưỡng luyện tập đối với Đội tuyên truyền lưu động và mức hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở trên địa bàn tỉnh là chủ trương hợp lòng dân. Trong đó quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các đội quần chúng thôn, xóm, bản, tổ dân phố (gọi chung là đội văn nghệ quần chúng cơ sở) trên địa bàn tỉnh là 2 triệu đồng/năm. Năm 2013, các đội văn nghệ quần chúng cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh được hỗ trợ với tổng số tiền hơn 4 tỷ đồng.

 

Cùng với đó, ngành VH-TT&DL cũng đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá văn hoá, phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức nhiều cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng từ tỉnh đến cơ sở; chỉ đạo hướng dẫn hoạt động các đội văn nghệ quần chúng, các CLB văn hoá ở cơ sở. Vì vậy, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng được tổ chức đều khắp, thu hút nhiều đối tượng từ đoàn viên thanh niên, cán bộ ,công nhân- người lao động đến người cao tuổi tham gia. Năm 2013, toàn tỉnh có 210 đội tuyên truyền xã, phường, thị trấn; 1.920 đội văn nghệ thôn, bản thường xuyên hoạt động. Đã tổ chức được 8.240 buổi biểu diễn, ước phục vụ trên 2,2 triệu người xem. Mỗi khi có sự kiện văn hóa, lễ, tết, các đội lại cùng nhau luyện tập, chọn ra những tiết mục hay để tham gia. Từ thực tế phong trào văn nghệ quần chúng không chỉ phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tại chỗ mà còn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn. Thông qua các buổi sinh hoạt, luyện tập tạo sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư, từ đó đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đảm bảo QP-AN.

 

 

                                                                                     H.L

 

 

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục