Chùa Khánh, xã Yên Thượng được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của người dân.

Chùa Khánh, xã Yên Thượng được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của người dân.

(HBĐT) - Cao Phong là vùng đất giàu tiềm năng du lịch với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, những địa điểm từ lâu đã hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế như bản du lịch Giang Mỗ, xã Bình Thanh. Nhưng gần đây, người ta thường nhắc nhiều đến các điểm du lịch tâm linh của huyện như đền Bờ, xã Thung Nai, chùa Quèn Ang, xã Tân Phong và chùa Khánh, xã vùng cao Yên Thượng... Du lịch tâm linh đã và đang hứa hẹn là điểm nhấn của du lịch Cao Phong, góp phần thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” của huyện phát triển.

 

Giới thiệu về điểm du lịch tâm linh chùa Khánh, đồng chí Bùi Minh An, Bí thư Đảng uỷ xã Yên Thượng cho biết: Di tích lịch sử chiến khu Thạch Yên (chùa Khánh) là di tích lịch sử cấp tỉnh có lịch sử khoảng trên 300 năm. Vì xung quanh chùa cũ có 7 cây thông xanh khoảng trên 300 năm tuổi. ở ngôi chùa cũ thời kỳ chống Pháp, bộ đội và du kích chọn chùa Khánh là nơi tập kết, huấn luyện. Năm 1954, bộ đội địa phương và nhân dân du kích xuất phát từ chùa Khánh cùng bộ đội chủ lực giải phóng thị xã Hòa Bình. Do thời gian tàn phá, chùa cũ đã bị hỏng. Được sự quan tâm của UBND tỉnh và UBND huyện, năm 2009, chùa Khánh đã được khôi phục, xây dựng lại khang trang và đẹp đẽ, thuận lợi về giao thông để du khách đến thăm. Vào dịp đầu năm, chùa Khánh là điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương  với khoảng 5.000 lượt người đến viếng thăm mỗi năm.

 

Thuận lợi về giao thông hơn xã Yên Thượng, khu di tích chùa Quèn Ang, xã Tân Phong từ lâu cũng là điểm sinh hoạt tâm linh của nhân dân quanh vùng. Đưa chúng tôi đi thăm chùa Quèn Ang mới được đầu tư xây dựng, đồng chí Bùi Văn Tín, Chủ tịch UBND xã Tân Phong giới thiệu: Nói đến Khu di tích chùa Quèn Ang phải nhắc đến Sự tích “Vườn hoa núi Cối”. Đây là một thiên tình sử đẫm lệ của người Mường, truyện thơ kể về hai đôi trai, gái yêu nhau đó là 2 anh em Khói và Va yêu 2 chị em Thơm và Tiên. Do trắc trở về tình duyên,  họ không lấy được nhau và đành chấp nhập cái chết bi thảm (thời kỳ phong kiến hà khắc). Vườn hoa núi Cối đã làm sinh động thêm bản trường ca dân tộc Mường (Đẻ đất, đẻ nước). Chùa Quèn Ang, Vó Viếng (tiếng địa phương) theo sự tích kể lại tại Vó Viếng (Viếng là nồi bằng đồng dùng để đặt chõ lên để đồ xôi) cứ buổi chiều lại nổi lên một cái viếng bằng vàng. Từ đó, nhân dân trong vùng nuôi trâu, trâu lớn, cấy lúa, lúa tốt đời sống con người trở nên sung túc nên đã xây dựng chùa Quèn Ang để thờ viếng. Theo thời gian, chùa đã bị hỏng trên nền chỉ còn lại cây đại to với khoảng 300 năm tuổi và 1 cái chuông chùa bằng đồng cao khoảng 0,8 m, nặng khoảng 85 kg. Chùa Khánh mới hoàn thành đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của bà con trong và ngoài xã. Đây cũng là địa bàn để huyện phục dựng lễ hội khai hạ đầu năm của người Mường. Theo kế hoạch, trong khu vực còn đầu tư xây dựng ngôi chùa 9 tháp với diện tích 400 m2 trên đỉnh núi khu vực có sự tích “Vườn hoa núi Cối”. Đây hứa hẹn sẽ là điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách đến dâng hương trong mối dịp lễ, tết, góp phần vào phát triển KT-XH của xã.

 

Chị Bùi Yến Minh, cán bộ Phòng VH-TT huyện Cao Phong cho biết: Trên địa bàn huyện, ngoài du lịch sinh thái, hang động nổi bật có du lịch văn hóa tâm linh, du lịch thăm quan các điểm di tích lịch sử. Những năm qua, huyện đã có sự quan tâm, chỉ đạo về phát triển du lịch, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Từng bước đẩy mạnh thu hút đầu tư đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. Trong đó phải kể đến việc đầu tư tu bổ, xây dựng đền Bờ, chùa Khánh, chùa Quèn Ang, Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan và gần đây là xây dựng đền thượng bồng lai cô đôi thượng ngàn với kinh phí khoảng 4 tỷ đồng trong quần thể hang động núi Đầu Rồng. Dự kiến tháng 11/2014, đền sẽ được bàn giao và đưa vào sử dụng. Theo chị Bùi Yến Minh, việc đầu tư xây dựng du lịch sinh thái, hang động kết hợp với tâm linh chắc chắn sẽ đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài huyện, góp phần nâng cao số lượng du khách và thu nhập du lịch của huyện. Riêng quý I/2014, huyện đón 31.953 lượt khách đến thăm quan. Trong đó có 31.246 khách trong nước, 707 khách quốc tế. Tổng thu nhập từ du lịch đạt 1,5 tỷ đồng. Trong đó, đền Bờ đón 19.187 khách, khu di tích lịch sử cách mạng chùa Khánh 3.500 khách, chùa Quèn Ang 2.500 khách... Để du lịch tâm linh tiếp tục khẳng định được vai trò, trong thời gian tới, huyện sẽ xây dựng tour thăm quan khu di tích lịch sử văn hóa Cù Chính Lan, đền Bờ, du lịch sinh thái hồ Hòa Bình; tuyến du lịch Tân Phong - Dũng Phong - Yên Lập - Yên Thượng thăm di tích lịch sử văn hóa chùa Quèn Ang, “Vườn hoa núi Cối”, chùa Khánh, du lịch bản Mường xã Yên Thượng, Yên Lập. Cùng với đó sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư phát triển du lịch - dịch vụ.

 

 

 

                                                                        Hương Lan

 

 

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục