(HBĐT) - Đầu năm 2014, tôi được tác giả thơ Vũ Hữu Lùng tặng tập thơ “Vốn đời” do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in cuối năm 2013. Tập thơ dày 90 trang với số lượng 66 bài thơ. Năm 2010, tôi quen ông Lùng khi ông làm thợ sửa xe đạp.

 

Ông Lùng nguyên là cán bộ Tổng cục Đường sắt, về hưu, ông dành phần nhiều thời gian thu gom xe đạp cũ sửa lại bán cho người nghèo, có người quá nghèo, ông tặng xe không lấy đồng nào. Tác giả thơ Vũ Hữu Lùng đã có 51 năm tuổi Đảng, năm 1962 ông đạt chiến sĩ thi đua toàn ngành đường sắt, ông vinh dự được tặng Huy hiệu Bác Hồ. Cuộc đời ông sáng trong, mộc mạc như thơ. Thơ ông chân tình, đậm nét lẽ sống tình làng, nghĩa xóm, thương yêu con người sống bên nhau: “Dòng đời vẫn cứ chảy, cứ trôi/Làm người ai cũng phải có nơi/Xây tổ ấm buồn vui chia sẻ/Sống yêu thương cho trọn kiếp người”. Thơ ông là tiếng lòng chân tình, ấm áp, tình cảm, tình đời trăn trở trong từng hơi thở trong bài “Nghĩa hàng xóm”: “Khi vui sướng, lúc khổ đau/Tình làng, nghĩa xóm giúp nhau chan hòa/Sống tuy mỗi cảnh, mỗi nhà/ Mỗi cây, mỗi trái màu hoa mỗi màu/Đời là tình nghĩa dài lâu/Mọi người cần phải nhớ câu kết đoàn/Cùng nhau xây dựng xóm làng/ Làm cho cuộc sống ngày càng phồn vinh/Mỗi khi có chuyện bất bình/Thì ta hãy đặt chữ tình lên trên”.

 

Thơ Vũ Hữu Lùng giản dị, gần gũi, chân thành trong bài “Học Bác Hồ”: “Suốt đời tận tụy lo toan/Cho dân, cho Đảng không màng lợi danh/Học đạo đức Hồ Chí Minh/ Làm cho tim, óc của mình sáng ra”. Trong bài “Mẹ Việt Nam” ông viết: “Lưng trần chắn sóng biển Đông/Vai gầy gánh nặng non sông cho đời/Hai cuộc kháng chiến vừa qua/Tiễn chồng rồi tiễn con ra chiến trường/Bộn bề công việc hậu phương/Đôi tay gầy mẹ kiên cường lo toan”... Thơ ông đâu chỉ mộc mạc, đọc hết tập thơ thấy khá nhiều bài thơ đầy trữ tình yêu thương, trong bài “Biển” ông viết: “Em như bờ cát mịn màng/Anh là con sóng dịu dàng chở che/Lúc thủ thỉ nói em nghe/Khi trào cuộn sóng say mê mặn nồng/Bờ luôn ôm biển vào lòng/Biển mênh mông thế vẫn không xa bờ/Mây trời gieo những vần thơ/Nghìn năm biển mãi hôn bờ đắm say”. Thơ ông ngọt ngào tình yêu thương khi ở tuổi ngoài 70:

 

“Bà đi trông cháu giúp con/Cửa nhà vắng vẻ chỉ còn mình tôi/Nhớ bà lấy việc làm vui/ăn làm điều độ nghỉ ngơi đúng giờ/Vắng bà tôi vẫn làm thơ/Đêm đêm nằm ngủ vẫn mơ có bà”. Bài thơ “Sông Bưởi” khi đọc hết bài, tôi ngỡ tâm hồn  mình đang bay bổng với sông bưởi mộng mơ, sông Bưởi  mùa khô nước trong lóng lánh chảy lơ thơ, quả là dòng sông đẹp của huyện Lạc Sơn. Con sông quê nào cũng có hương, có sắc nhưng khi đọc thơ ông Vũ Hữu Lùng nói về sông Bưởi, tôi yêu quê hơn: “Chắc nước sông xưa có mùi hương/Gội đầu thơm tóc gái bản Mường/Dân ta mới gọi là sông Bưởi/Tắm gội quen rồi mãi vấn vương”. Trong bài “Gái bản Mường”, tác giả thơ Vũ Hữu Lùng có những cảm nhận chân thật về con gái Mường: “Em quen nếp sống kiệm cần/Không quen phấn sáp áo quần phô trương/Như là củ sắn trên nương/Vỏ vương bụi đất khiêm nhường vậy thôi”... “Xứ Mường rừng núi bao la/Gái Mường như những bông hoa của rừng”.

 

Tập thơ “Vốn đời” có nhiều bài viết về CCB Việt Nam, viết về anh linh liệt sỹ,  ông viết bài  “Nhớ các anh”: “Các anh vẫn nằm ở mọi nơi/Hồn thiêng đang tỏa sáng đất trời/thi thể ấm trong lòng đất mẹ/ấp ủ các anh đến muôn đời”.

 

Thơ Vũ Hữu Lùng không hoa mỹ, chỉ có tình cảm chân thành, lời mộc mạc, giản dị đi sâu vào lòng bạn đọc trong và ngoài tỉnh. Tôi xin mượn câu nói của nhà thơ Tố Hữu: “Thơ hay là đọc xong chỉ thấy tình, không thấy lời thơ đâu cả”.

 

 

 

                                                          Trần Quốc Dũng

                                               (Chi hội Văn học tỉnh Hòa Bình)

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục