Phụ nữ huyện Đà Bắc đa dạng hóa hoạt động tuyên truyền thực hiện quyền bình đẳng giới.

Phụ nữ huyện Đà Bắc đa dạng hóa hoạt động tuyên truyền thực hiện quyền bình đẳng giới.

(HBĐT) - Năm 2014, Sở LĐ -TB&XH triển khai thí điểm mô hình “Xây dựng, sửa đổi quy ước, hương ước, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới (BĐG)” tại 5 xã huyện Đà Bắc gồm: Tu Lý, Hào Lý, Toàn Sơn, Hiền Lương và thị trấn Đà Bắc. Mục đích chính của mô hình nhằm đưa các chủ trương, chính sách về BĐG vào trong hương ước, quy ước của thôn, làng, bản. Từ đó, giúp người dân có nhận thức đúng về BĐG và thực hiện các hành vi có chuẩn mực, văn hóa tại cộng đồng.

 

Đồng chí Xa Thị Lan, Trưởng phòng LĐ -TB&XH huyện Đà Bắc cho biết: Đến thời điểm này, các xã, thị trấn được chọn thực hiện mô hình đã thành lập được Ban chỉ đạo cấp xã. Các xóm, khu dân cư trên địa bàn các xã, thị trấn bắt đầu triển khai lồng ghép các nội dung BĐG vào hương ước, quy ước của mình. Để thực hiện mô hình, huyện hướng dẫn các xã tập trung vào một số nội dung như: Luật Bình đẳng giới ban hành ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Trong đó, tại Điều 6 có quy định các nguyên tắc cơ bản về BĐG gồm: Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân... Bên cạnh đó, căn cứ vào chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, nội dung hương ước, quy ước có các nội dung thể hiện BĐG như: BĐG trong lĩnh vực chính trị: nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng. BĐG trong lĩnh vực kinh tế: nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, hoạt động SX -KD, quản lý doanh nghiệp, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động để phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và kinh tế cộng đồng nói chung. BĐG trong lĩnh vực lao động cần quy định cụ thể về tỷ lệ  nam, nữ được tuyển dụng lao động; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ cũng như người sử dụng lao động cần chú ý tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. BĐG  trong lĩnh vực GD -ĐT, KH-CN: Việc tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận các khoá đào tạo về KH -CN, phổ biến kết quả nghiên cứu KH -CN và phát minh, sáng chế. Trong đó, đặc biệt lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, KN-KL theo các quy định hiện hành của Nhà nước như: hỗ trợ phụ nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật... BĐG trong lĩnh vực y tế: Các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế; trong việc lựa chọn, sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng - chống lây nhiễm HIV /AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cần đảm bảo sự tham gia của nam, nữ. BĐG trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, TD-TT: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hóa, thông tin, TD-TT cũng như bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin. BĐG trong lĩnh vực gia đình: Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ. Vợ, chồng bình đẳng trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp KHHGĐ phù hợp; không thực hiện biện pháp lựa chọn giới tính khi sinh...

 

Ngoài ra, khi thực hiện mô hình có thể đề ra các biện pháp khuyến khích và không khuyến khích trong hương ước, quy ước nhằm thực hiện tốt vấn đề BĐG như: Biểu dương, khen thưởng trước cộng đồng các cá nhân, hộ gia đình thực hiện tốt chính sách, pháp luật về BĐG trong các hội nghị tổng kết năm, các cuộc họp ở cộng đồng; bình chọn công nhận gia đình văn hoá. Đối với cá nhân, gia đình không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ các quy định có thể không đưa vào diện bình xét công nhận gia đình văn hoá. Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác mặt trận hoặc người có uy tín ở cộng đồng dân cư gặp gỡ, trao đổi, phân tích, chỉ rõ thiếu sót, khuyên giải sửa chữa. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể buộc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Các biện pháp khuyến khích và không khuyến khích nêu trên phải được tập thể cộng đồng dân cư tự nguyện thảo luận, nhất trí thực hiện. Việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hương ước, quy ước không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

 

 

 

                                                                        Hương Lan

 

 

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục