(HBĐT) - Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng và cao quý luôn hiện hữu trong mỗi con người "Lên non mới biết non cao - Có con mới biết công lao mẹ thầy"… Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Trong không khí vui tươi Kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chúng ta lại nhớ về mẹ - người phụ nữ quan trọng nhất của mỗi một con người.

 

Mỗi người trong chúng ta ai cũng được sinh ra, dưỡng dục trong vòng tay âu yếm của mẹ. Trong cuộc đời này, chúng ta có biêt bao người thân yêu, bao nhiêu mối quan hệ xã hội và công việc phải làm nhưng người gần gũi ta nhất, người hiểu và sẵn sàng chia sẽ với ta thì chỉ có mẹ mà thôi.

Hẳn chúng ta không thể nào quên những tháng ngày mẹ mang nặng đẻ đau để cho ta được sống trên đời. Mẹ cho ta một hình hài để sống ; đôi mắt to luôn nhìn thẳng sự đời. Mẹ cho ta một lý trí để biết điều hay, lẽ thật, biết phân biệt đúng sai. Mẹ nuôi dưỡng trái tim ta bằng những câu hát ru ngọt ngào, sâu lắng: Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh. Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi...”

Chúng ta vẫn còn nhớ mỗi sớm mai thức giấc, khi những cơn gió heo may vừa ùa về đêm qua, bàn tay mẹ đã kịp chở che, ủ ấm con trong lòng. Làm sao quên được mỗi ngày ta được đến lớp, mẹ vẫn tần tảo sớm hôm, đi ngược về xuôi lo cho ta từng miếng cơm manh áo để  rồi Dấu chân mẹ dãi dầu thân cát bụi- Gánh tình thương rong ruổi giữa chợ đời”. Những khi trái gió, trở trời, mẹ là người thức suốt đêm thâu để chăm chút cho con… Cứ thế, tình mẫu tử cứ mãi hiện hữu, mãi chở che, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường ta đi.

Tuổi thơ của ta không thiếu những lần phạm phải lỗi lầm. Có thể ta mải chơi với chúng bạn mà quên lối về nhà. Mẹ của ta là người đầu tiên tất tưởi đi tìm. Mẹ cũng là người duy nhất có thể chong đèn ngồi đợi ta suốt đêm dài thao thức mà không một lần khó chịu. Đó dường như là bản chất kỳ lạ của những bà mẹ vậy. Như câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “…Mẹ là gió uốn quanh- Trên đời con thầm lặng- Trong câu hát thanh bình- Mẹ làm gió mong manh…”

Khi ta rời xa vòng tay cha mẹ để bước tiếp những năm tháng học trò ở giảng đường đại học, mẹ vẫn luôn nhắc nhở từng lời ăn, tiếng nói, ứng xử với đời. Mẹ như lo lắng hơn khi thấy những ngày xa nhà trọ học ta gầy hơn, đen hơn nhưng ánh mắt mẹ lại tràn ngập niềm vui khi biết con của mẹ được thầy yêu, bạn mến. Nhìn bảng thành tích học tập của con nước mắt mẹ lại rưng rưng xen lẫn tự hào. Niềm vui một đời của mẹ nhiều khi chỉ đơn giản vậy thôi mà mấy khi chúng ta tự hiểu.

Theo năm tháng, chúng ta lớn lên từng ngày, ta ngỡ như trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn, hiểu đời hơn. Nhưng không. Khi cuộc sống xô bồ, hối hả, công việc cuốn hút ta theo dòng chảy vô cùng tận có bao giờ ta nghĩ về mẹ? Có bao giờ nghe một bản nhạc ngày lễ Vu lan, ta thấy mình hạnh phúc vì có mẹ, có cha? Có bao giờ trên đường đời tấp nập ta vô tình bước qua một dáng hình quen thuộc run rẩy chiều đông? Thật khó. Và chỉ khi chúng ta vấp ngã, chúng ta cảm thấy bế tắc trong đời  thì chúng ta muốn được trở về bên mẹ để được vỗ về, an ủi,  được sẽ chia hoặc đơn giản chỉ để gọi hai tiếng “mẹ ơi”. Những lúc như vậy ta thấy cuộc đời thật thánh thiện và ý nghĩa biết nhường nào.

Mẹ bây giờ đã già lắm rồi. Tóc mẹ đã bạc, da đã mồi.  Dáng đi tất tả ngày xưa đã nhường cho dáng chiều oằn lưng quang gánh. Đôi mắt mẹ đã hằn dấu chân chim.  Theo quy luật nghiệt ngã của thời gian, mẹ không thể ở bên ta mãi mãi và trong những ngày vui như hôm nay, hãy trở về với mẹ như những câu thơ da diết của nhà thơ Đồng Đức Bốn muốn nhắc nhớ mỗi chúng ta:“Cả đời ra bể vào ngòi -Mẹ như cây lá giữa trời gió rung - Cả đời buộc bụng thắt lưng - Mẹ như tằm nhả bông dưng tơ vàng - Đường đời còn rộng thênh thang - Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời - Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười - Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương- Bát cơm và nắng chan sương – Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau…” *

 

 

* Trích bài “Trở về với mẹ ta thôi” của nhà thơ Đồng Đức Bốn trong tập thơ “Con ngựa trắng và rừng quả đắng”, NXB Văn Học, 1992.

 

 

                                                    Lam Hồng

 

 

 

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục