Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các ông mo tại buổi gặp mặt đại biểu đại diện nghệ nhân mo dân tộc Mường năm 2014.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các ông mo tại buổi gặp mặt đại biểu đại diện nghệ nhân mo dân tộc Mường năm 2014.

(HBĐT) - Cuộc đời mỗi con người ở các dân tộc khác nhau đều có những nghi lễ liên quan đến vòng đời như: sinh đẻ, trưởng thành, kết hôn Với người Mường, tang lễ là nghi lễ cuối cùng của cuộc đời mỗi con người mà con người chỉ được thụ hưởng khi chết. Với người Mường, khi chết đi, họ chuyển sang thế giới ma bên mường Chạ Đống cùng với tổ tiên, họ hàng bên ma. Từ những niềm tin và quan niệm này nên dân tộc Mường sản sinh ra các thiết chế tang ma thực hiện những nghi lễ cần thiết để chuẩn bị và tiễn đưa người quá cố đi đến cõi vĩnh hằng.

 

Nghi lễ mo với nhiều mục đích chan chứa tính nhân văn

 

Với người Mường, việc tổ chức tang lễ, trong đó có các nghi lễ mo do các thầy mo làm chủ tế. Đó là những nghi lễ nhằm cho con cháu lần cuối cùng được báo hiếu cha mẹ và để chuẩn bị hành trang cho người chết đi sang thế giới Mường Ma.

 

Mo Mường là tên gọi một loại nghề nghiệp, một loại hình di sản diễn xướng văn hóa, văn nghệ dân gian chỉ thực hiện trong tang lễ người Mường bao gồm ba lĩnh vực chính cấu thành: lời mo, công cụ "hành nghề" là túi khót, các thầy mo... Môi trường diễn xướng, con người thực hành diễn xướng mo tức là nghệ nhân mo. Trong đó, lời mo gắn liền với nghệ nhân mo chiếm vị trí quan trọng nhất. Bao đời qua, lời mo được truyền dạy, truyền khẩu gắn liền với con người thực hành mo và và lưu giữ trong truyền khẩu dân gian. Chỉ từ khi được sưu tầm, biên dịch, in thành sách, lúc này lời mo mới tồn tại riêng rẽ ngoài con người. Bao lâu nay khi nói đến mo Mường chúng ta chỉ nói về lời mo chứ không nói đến môi trường, con người diễn xướng.

 

Người Mường quan niệm rằng chết chưa phải là đã hết, chết là sự khởi đầu của con người sang thế giới khác, đó là Mường Chạ Đống, nơi đó, hồn vẫn phải lao động, sản xuất, làm ăn giàu có để còn phải bênh vực con cháu đang sống bên mường Sáng. Vì thế nên trong lời mo có nói rõ với hồn người chết trong nghi lễ mo cúng dâng cơm, người Mường gọi là Woái Bưa hoặc nhương ăn nhương óng hay mo trâu: “Cái gốc con vật thịt được ăn / Vía con vật người thu lấy mang về Mường Ma / Nuôi nấng, cho nó sinh sẻ, đẻ ra / Để làm của cải tài sản / Để giàu bên ma / Mới khá bên đàng cháu con...".  Lời mo rất rõ ràng, vậy nếu cúng bằng gà, lợn, trâu, bò... Thịt con vật đó được mổ ra cúng bên ma thụ lễ ăn trước, sau con cháu bên mường Sáng hưởng lộc ăn sau. Hồn, vía con vật được người chết mang về...

 

Đây chính là lời giải thích căn nguyên việc mo cúng dâng cơm, mo trâu người Mường sử dụng nhằm mục đích chia của cải chuẩn bị hành trang vốn liếng cho người chết đi về cùng tổ tiên chứ không phải cứ thịt thật nhiều ra để ăn trong đám tang.

 

Các nghi lễ mo được người Mường tổ chức không chỉ là cúng khấn mà còn là truyền tải những lời giáo huấn về lẽ đời, lẽ sống, bồi đắp nhân cách, hướng người sống đến đời sống lương thiện, có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng. Mo Mường còn nhằm gột rửa bụi trần, hóa bỏ các tội lỗi con người mắc phải.

 

ý nghĩa nhân văn tốt đẹp là con cái báo hiếu cha mẹ, không để người chết nghèo khổ trắng tay đi về Mường ma. Từ đó trấn an, động viên con cháu đang sống để họ cảm thấy an lòng.

 

Tính sử có thực trong mo Mường và đôi lời suy ngẫm

 

Lời mo Mường, nay xin gọi tắt là mo Mường là một tập hợp nhiều roóng mo  hay nói cách khác được dân gian Mường phân ra nhiều chương, mục có nội dung khác khác nhau. Thực chất đây là loại hình văn học dân gian truyền miệng, chức năng chỉ thực hiện diễn xướng trong tang lễ. Từng roóng có chức năng khác nhau chỉ phù hợp cụ thể trong từng nghi lễ, trong đó có mo sử thi Đẻ đất - Đẻ nước, phản ánh hoạt động lao động, sản xuất của con người, chống chọi với thú dữ, thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại, xin gọi chung đó là mo sử thi Mường.

 

Mo sử thi phản ánh chân thực đời sống con người thời hồng hoang sơ sử và thậm chí cả thời tiền sử.

 

Đầu thế kỷ thứ XX với các phát hiện và các cuộc khai quật khảo cổ học của bà Ma -ñô-len Cô -la-ni đã phát hiện ra có một nền văn hóa thời tiền sử con người từng sống trong các mái đá, hang động. Năm 1930, một thuật ngữ khoa học đã được định danh Văn hóa Hòa Bình rất nổi tiếng như chúng ta đã biết ngày nay. Đây là một chứng cứ khoa học khẳng định có nhiều sự kiện lịch sử phản ánh trong mo sử thi là có thực.

 

Các roóng mo xin lửa, làm nhà sàn, mo trâu, đẻ gà, cuông đèn... phản ánh rất rõ thưở hồng hoang khi mới ra khỏi hang xuống các vùng đất bằng, bưa bãi, chân đồi thấp để định cư, hình thành các KDC. Ban đầu, con người ăn sống, nuốt tươi, chưa có lửa để sưởi ấm, nướng chín thức ăn, chưa có nhà để ở,  thuần dưỡng được thú hoang làm vật nuôi... Việc đi xin lửa, trồng cây dâu, xin giống tằm, mô phỏng theo hình hài của con rùa để làm nhà sàn, các giao nhân giữa người và trâu, người và gà được tác giả dân gian sử dụng các hình thức thần thoại hóa, nhân cách hóa, cường điệu hoá cho con vật, cây cối... biết nói, cười, được sử dụng trong mo là lớp sơn huyền hoặc phủ lên bề ngoài sự kiện có cái lõi phản ánh các hiện tượng, sự kiện có thực trong đời sống thưở xa xưa. Việc đi xin lửa trên trời thực chất là đi tìm hiểu, sáng tạo là công nghệ làm ra lửa được mô tả kỹ đá Cặm Cọt Vót Nhui kéo dây dang qua đáy máng cây khô, trên có đặt mui nhui. Quá trình kéo đi, kéo lại  làm máng cây bị ma sát nóng lên khiến mui nhui bắt lửa. Cây dâu hoang được mang về trồng, con trâu, con gà được thuần dưỡng thành vật nuôi... Tất cả chính là sự phản ánh chân thực đời sống người Mường thở hồng hoang.

 

Tóm lại, mo Mường là một sáng tạo vĩ đại của người Mường. Mo Mường tích tụ trong nó gần như toàn bộ những giá trị hợp thành văn hoá Mường; lịch sử, văn học, xã hội, nghệ thuật, tín ngưỡng, sinh hoạt .... là di sản văn hóa trong đó, phản ánh rõ thế giới quan, nhân sinh quan của người Mường về nhận thức thế giới rất cần được trân trọng, bảo tồn, lưu giữ cho đời sau. Có ai đó nói rằng mo Mường là cuốn bách khoa thư dân gian về người Mường còn chưa được nghiên cứu, hiểu biết thấu đáo, đầy đủ.

 

Việc nhận thức đúng về vai trò nghệ nhân mo và lời mo trong đời sống người Mường xưa và nay cần được nhìn nhận trong tổng quan diễn trình lịch sử văn hóa, đời sống tinh thần của người Mường. Song việc tổ chức tang lễ kéo dài, mổ thịt nhiều con vật tế lễ không còn phù hợp trong đời sống đương đại.

 

 

 

                                                             Bùi Huy Vọng

                                                 (Hương Nhượng -Lạc Sơn)

 

 

 

Các tin khác


Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh huyện Cao Phong năm 2024

Ngày 11/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh năm 2024. Tham gia liên hoan có 10 đoàn với trên 300 diễn viên là dân quân, thanh niên, học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục