Trong ký ức tuổi thơ mỗi con người, nhất là những ai sinh ra ở làng quê cách nay vài thập kỷ trở về trước thì có lẽ tâm trạng, cảm xúc của những buổi mong ngóng mẹ đi chợ về đều nôn nao giống nhau. Đợi mẹ đi chợ về cùng đồng nghĩa với đợi chờ giây phút được ăn quà mà mẹ mua ở chợ mang về cho đàn con, dẫu những thứ quà chợ quê chỉ là vài nắm bỏng gạo, dăm chiếc kẹo bột, vài miếng bánh đúc lạc, chục tấm mía hay mấy múi bòng múi bưởi... giản đơn, rẻ tiền. Thời xưa, kinh tế còn nghèo khó, kẹo, bánh và nhiều thứ quà ngon như ở thời hiện đại ngày nay chưa nhiều, phổ biến thì được ăn những món quà chợ giản đơn như thế đã là quá hạnh phúc. 

Chợ phiên thường họp trong khoảng cách mấy ngày một lần, tùy theo quy ước của từng địa phương và hình ảnh của những người đi đến chợ để mua bán, trao đổi hàng hóa thật giản đơn chỉ là cuốc bộ với đôi quang gánh nặng hàng hóa trên vai. Nhà ai giàu có lắm cũng chỉ có chiếc xe đạp cà tàng chứ ngày đó chưa hề có xe máy. Chợ quê thường gắn với hình bóng của những người đàn bà lam lũ với nón mê áo vá, quanh năm đầu tắt, mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời lo cho chồng, con có miếng cơm, manh áo. Thời khắc mà họ hiện diện ở chợ cũng đầy suy tư, lo toan trên nét mặt bởi họ phải đắn đo nên mua những thứ gì sau khi bán mấy thứ nông sản được một chút tiền ít ỏi. Sau khi đã mua các thứ hàng hóa thiết yếu cho như cầu sinh hoạt hàng ngày, bao giờ những người phụ nữ tảo tần ấy cũng không quên phải dành ra một chút tiền để mua quà bánh cho bố mẹ, con ở nhà...

Mẹ tôi là một trong số những người phụ nữ như thế! Chợ phiên cách 5 ngày một lần họp mẹ đều có mặt, khi thì bán con gà, ổ trứng, lúc lại bán thúng thóc, buồng chuối... để lấy tiền mua muối, mì chính... phục vụ cho bữa ăn sinh hoạt của gia đình. Chỉ khi nào bán được nhiều tiền hơn chút ít, mẹ mới dám mua con cá, mấy lạng thịt mỡ để cả nhà cải thiện. Mấy anh, chị em chúng tôi không quan tâm mấy đến thịt cá, bởi dẫu có hay không cũng không quan trọng lắm, cả tháng ăn rau, ăn cơm cũng đã quá quen rồi. Thế nhưng, nếu mẹ đi chợ về mà không có quà chắc chắn mấy chị em đều buồn thiu. Nhưng không, mẹ là người rất tâm lý, bao giờ mẹ cũng mua quà cho các con. Hôm ít tiền mẹ chỉ mua vài thứ quà, những hôm kha khá mua tới bốn, năm loại quà.  

Cảm giác ngồi ở đầu ngõ hay bậc thềm ở cửa nhà đợi ngóng mẹ đi chợ về với tôi vẫn luôn tươi mới, không nhạt phai. Mẹ tôi thường đi chợ vào lúc trời tờ mờ sáng. Có khi mẹ đến chợ cách xa gần chục cây số mặt trời mới ửng đỏ ở đằng Đông. Cứ độ ngoài 10 giờ trở ra, sau khi làm hết các việc vặt trong gia đình được mẹ phân công trước lúc đi chợ, tôi thường cùng đứa em út ra đầu ngõ để đợi mẹ về. Từ đằng xa phía đầu làng, chỉ cần thấy bóng mẹ thấp thoáng trong đoàn người đi chợ về đông đúc là tôi đã nhận ra mẹ. Cảm xúc sung sướng tột độ sau những giây phút đợi chờ, ngóng trông khiến tôi và em chạy nhanh đến bên mẹ, níu quang gánh, luôn mồm hỏi xem hôm nay mẹ mua quà gì! Khi mẹ về đến sân, vừa đặt quang gánh xuống là tôi đã lục tung cả hai bên thúng để tìm quà. Giây phút thích nhất là được mẹ phân phát quà cho từng đứa một. Mẹ thường chia quà rất đều và công tâm, khi con lớn được ít hơn so với nhứng đứa nhỏ vì mẹ luôn nói rằng lớn là phải nhường nhịn cho bé... Khi đã có quà, đứa nào, đứa nấy đều ăn ngấu nghiến một cách ngon lành. Tôi hay ăn dè để quà lâu hết, thậm chí còn để dành tới tận chiều tối mới ăn cho mấy đứa em thèm... 

Cảm xúc ngóng mẹ về chợ rồi được ăn quà như thế trong tôi là kỷ niệm đẹp khó mờ phai mờ trong quãng thời gian ấu thơ nghèo khó nơi quê nhà. Trẻ con bây giờ có lẽ không thể có được, tìm thấy khi mà sự đủ đầy về vật chất khiến cho chúng đâu có còn tha thiết với mấy thứ quà giản đơn, rẻ tiền và không còn tha thiết muốn ăn nữa...

 

                                             

                                                Tản văn của Trịnh Viết Hiệp

                                              (Báo viết - Học viện BC&TT)

 

 

 

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục