Đông đảo người dân thành phố Hòa Bình xem bắn pháo hoa trên cầu Hòa Bình trong đêm giao thừa.

Đông đảo người dân thành phố Hòa Bình xem bắn pháo hoa trên cầu Hòa Bình trong đêm giao thừa.

(HBĐT) - Cùng với cả nước, mùa xuân đã hiện hữu trên từng con phố, trong mỗi nhà và mọi người dân Hòa Bình. Xuân sang mang theo hơi ấm của tình người, lòng người cởi mở chào đón một năm mới an lành và may mắn. Với việc được nghỉ Tết sớm từ ngày 27 âm lịch, công việc chuẩn bị Tết không còn hối hả, tất bật như mọi năm. Trên những tuyến đường trang hoàng rực rỡ cờ hoa, không còn những dòng người vội vã, hối hả ngày cuối năm mà có cảm giác người đi sắm Tết cũng là đi chơi Tết, ngắm Tết. Thời tiết cũng chiều lòng người, trong cả kỳ nghỉ Tết, nắng ấm chan hòa càng làm bừng lên cảnh sắc và những gương mặt rạng rỡ du xuân.

 

Ước vọng về một năm mới may mắn, thành phố Hòa Bình và tất cả các huyện trong tỉnh đều tổ chức giao lưu văn nghệ đêm giao thừa và bắn pháo hoa chào đón năm mới tạo không khí phấn khởi cho bà con vui xuân, đón Tết. Tại thành phố Hòa Bình, sau khi thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc trong chương trình giao lưu nghệ thuật chào xuân 2015 do những nghệ sỹ của Đoàn nghệ thuật tỉnh phối hợp với các chiến sỹ Công an tỉnh và CB, CC thành phố Hòa Bình biểu diễn, dòng người tập trung hai bên bờ sông Đà cùng nhau đón chờ khoảnh khắc giao thừa với những bông pháo hoa bừng sáng trên bầu trời. Đúng thời khắc giao thừa, nét hân hoan hiện rõ trên từng gương mặt người dân đi chơi Tết. Hàng nghìn người có mặt tại những điểm bắn pháo hoa để chờ đợi giờ phút chuyển giao năm cũ và năm mới. Hòa mình vào không khí đón xuân mới thấy niềm hân hoan và sự phấn khởi vui tươi đang lan tỏa khắp nơi. Cùng với muôn sắc của đèn, hoa trên các đường phố, hai màu đỏ - vàng của quốc kỳ, cờ Đảng tung bay rực rỡ, góp thêm cho sắc xuân nét tươi thắm và ý nghĩa. Không chỉ là mùa xuân của đất trời mà còn là mùa xuân mừng Đảng tròn 85 tuổi, mừng đất nước 40 năm thống nhất.

Năm nay, để mọi nhà, mọi người đều có Tết, cấp ủy Đảng, chính quyền đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể chăm lo cho các gia đình chính sách, các hộ nghèo. Tỉnh đã trích hơn 9, 5 tỷ đồng tặng quà và hỗ trợ hộ gia đình chính sách, hộ nghèo ăn Tết. ủy ban MTTQ tỉnh, các huyện, thành phố cũng đã tích cực ủng hộ quà Tết cho hộ nghèo với số tiền hàng tỷ đồng. Bên cạnh chăm lo Tết cho đồng bào, công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn tỉnh cũng đã được các cấp, các ngành chỉ đạo quyết liệt. Ngay những ngày đầu kỳ nghỉ Tết, lực lượng Công an tỉnh đã triển khai các phương án ra quân trấn áp tội phạm và đảm bảo ATGT trên các tuyến đường.

Với kỳ nghỉ Tết kéo dài, ngay từ ngày mồng 2 Tết, các khu di tích lịch sử, điểm du lịch đã mở cửa đón khách, tạo điều kiện cho người dân du xuân. Đặc biệt, tại chùa Hòa Bình Phật Quang, đông đảo người dân thành phố Hòa Bình đã tụ về từ sáng mồng 1 Tết để lễ phật, cầu phúc, cầu an. Nhiều người tin rằng, đi lễ chùa không phải chỉ dừng lại ở nguyện ước cầu được, ước thấy mà ở đó con người ta được hòa mình vào chốn tâm linh với cảm giác nhẹ nhàng, thanh tịnh.

Ngoài việc đi lễ chùa đầu năm, người dân ở thành phố Hòa Bình và nhiều người ở các huyện xa lại tìm về dâng hương tượng đài Bác Hồ bên công trình thủy điện Hòa Bình. Anh Nguyễn Anh Tuấn, phường Phương Lâm chia sẻ: Là người con thành phố Hòa Bình, lên thăm tượng đài Bác Hồ với gia đình tôi đã rất quen thuộc. Vào ngày khai giảng năm học mới, ngày sinh nhật Bác 19/5 tôi vẫn có thói quen đưa con lên dâng hương tượng Bác nhưng vào những ngày đầu năm mới, dâng hương tượng đài Bác luôn mang một cảm giác thiêng liêng, háo hức rất riêng. Đó như là một hành trình về báo công với Bác những công việc, những thành tựu trong một năm đã qua và đứng dưới chân tượng đài Bác lại cho mình thêm nhiệt huyết, thêm sức mạnh để sẵn sàng cho một năm mới với những dự định mới mà lòng cảm thấy tràn đầy hy vọng. Có lẽ cũng chính vì cảm giác như được tiếp thêm sức mạnh mà vào những ngày đầu năm, từng dòng người tấp nập hướng về tượng đài Bác Hồ, nhiều người chọn Tượng Bác là điểm đầu tiên du xuân trước khi đi bất cứ đâu.

Sau ngày mồng 2 Tết, rất nhiều lễ hội lớn trên địa bàn tỉnh lần lượt khai hội như lễ hội động thác Bờ, lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy), chùa Khánh (Cao Phong). Đây là dịp để người dân du xuân, hòa mình vào thiên nhiên, chốn tâm linh tĩnh lặng, những trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cũng là lúc bỏ qua hết mệt mỏi, bon chen vất vả của năm cũ, cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc là điều mong mỏi của nhiều người khi xuân về. Cùng với việc vui chơi, lễ hội, mùng 3, mùng 4 Tết, tại nhiều địa phương trong tỉnh, người dân bắt đầu tổ chức lễ hội xuống đồng và ra quân sản xuất đầu năm với hy vọng trong năm mới công việc làm ăn sẽ thuận lợi và may mắn hơn. Đặc biệt, năm nay thời tiết ấm áp, đi thăm đồng, chăm sóc lúa xuân những ngày đầu năm, nhiều nông dân phấn khởi tin tưởng vụ xuân năm nay sẽ thắng lớn. 

Thời tiết ấm áp, lòng người cởi mở, không khí rộn ràng, hy vọng năm mới 2015 sẽ là một năm thuận lợi, thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng khấm khá.

 

                                                                             Đinh Hòa

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục