Thi đấu môn đẩy gậy tại lễ khai mùa Mường Thàng.

Thi đấu môn đẩy gậy tại lễ khai mùa Mường Thàng.

(HBĐT) - Ngày 24/2 (mùng 6 Tết âm lịch), tại sân vận động xã Dũng Phong (Cao Phong) đã diễn ra lễ khai mùa Mường Thàng. Khoảng 8.000 người dân trong xã, trong vùng đã đến tham dự.

 

Đây là năm thứ 3, xã Dũng Phong khôi phục lại lễ khai mùa. UBND xã đã thành lập ban chỉ đạo, ban tổ chức và ban giám khảo. Phần lễ diễn ra ngắn gọn với nghi thức dâng hương cúng thần linh thổ địa và đánh trống. Phần hội diễn ra sôi nổi, mỗi xóm (8 xóm) 1 đội thi các trò chơi dân gian đậm bản sắc, gồm: đánh đu, đi cà kheo, đẩy gậy, kéo co, ném còn. Ngoài ra, các xóm và 4 tổ chức, đoàn thể (thanh niên, phụ nữ, CCB, nông dân) mỗi đội tham gia 1 gian trưng bày ẩm thực dân tộc.

 

Lễ khai mùa được tổ chức nhằm cầu cho năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Sau ngày lễ, nhân dân bắt đầu xuống đồng lao động sản xuất.

 

 

* Ngày 25/2 (mùng 7 Tết âm lịch), nhân dân xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đã tổ chức lễ hội Mường Chanh xuân Ất Mùi 2015. Dự lễ hội có lãnh đạo huyện Kim Bôi, xã Vĩnh Đồng và đông đảo nhân dân xóm Chanh và các xóm lân cận.

 

Theo tục truyền, vợ Vua Hùng trong một lần đi du ngoạn cùng hai con trai rời núi thánh Ba Vì đi đến hang Hao, núi Dắng, khụ Mũ, sông Bôi, cây đa bến Cối, khụ Trắng, Rặng Trong nhưng khi đến khụ Động thấy đất đai trù phú nên ở lại lập Mường, đào mương, vỡ ruộng, dạy dân cấy hái lập thành Mường Động, Sống Chanh đông đúc như ngày nay. Để nhớ công ơn ba vị nhà vua, nhân dân trong làng đã lập đền thờ ở đỉnh Khụ Động và hàng năm cứ đến ngày mùng 7 Tết âm lịch (tức ngày 6 theo lịch Mường) nhân dân khai hội Mường Chanh nhằm tỏ lòng công ơn đối với ba vị nhà vua và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, quốc thái dân an, muôn phương no ấm.

 

         

Nhân dân xóm Chanh hòa tấu cồng chiêng và biểu diễn văn nghệ khai hội Mường Chanh (Vĩnh Đồng – Kim Bôi).

 

Lễ hội Mường Chanh được phục dựng lại từ năm 2007, tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Lễ hội gồm 2 phần là phần lễ với nghi thức dâng hương, rước kiệu, cúng lễ và phần hội với các tiết mục văn nghệ đặc sắc như thi hát Thường giang, bọ mẹng, giao lưu bóng chuyền, ném còn, đánh đu.

 

 Ngày 25/2 (mùng 7 âm lịch), xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã tổ chức lễ hội rước Bụt hang Khụ Dúng.

 

Lễ hội mở đầu bằng nghi lễ cúng Bụt tại hang Khụ Dúng. Sau đó, Bụt được rước ra sân vui hội với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đậm bản sắc dân tộc Mường như: biểu diễn cồng chiêng, thi đấu bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co… Kết thúc lễ hội, Bụt được rước trở về hang.

 

               

                   Lễ rước Bụt từ hang Khụ Dúng ra sân hội.

 

Hang Khụ Dúng đươc công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Hang còn được gọi là “Động Sơn Khụ Dúng”, trong hang thờ phật, người Mường gọi là “Bụt”. Từ năm 2012, lễ hội rước Bụt Khụ Dúng được phục dựng lại và cứ 3 năm tổ chức một lần.

 

* Ngày 24/2 (mùng 6 âm lịch) đã diễn ra lễ hội Xuống Đồng, xã Xuân Phong (Cao Phong). Lễ hội đã thu hút trên 3.000 người trong, ngoài xã tham dự.

 

Lễ hội được tổ chức thường niên hàng năm, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, bình yên. Đây cũng là dịp khai xuân, phát động phong trào thi đua yêu nước. Lễ hội được chia làm 2 phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ bắt đầu bằng nghi lễ rước Phật từ nhà ông Khãi ra chùa Rú, thuộc xóm Rú 6. Đám rước gồm có ông mo, dàn cồng chiêng, cò ke, ống sáo, các nam thanh nữ tú do các đoàn thể của xóm Rú 6 đảm nhiệm. Phần hội có các trò chơi: bắn nỏ, kéo co, ném còn, bóng chuyền và các tiết mục văn nghệ đậm chất văn hóa truyền thống như: hát thường rang, bọ mẹng, hát đối... Sau ngày vui hội của xã, người dân xuống đồng lao động sản xuất.

 

                                 

                                                                       Cẩm Lệ - Đinh Hòa

 

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục