Đồng chí Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh (người mặc trang phục dân tộc Mường)  giới thiệu hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh (người mặc trang phục dân tộc Mường) giới thiệu hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh.

(HBĐT) - Công tác trong ngành văn hóa, học tập, nghiên cứu và tuyên truyền nhiều về văn hóa nên với họ, bất cứ cái gì thuộc về văn hóa cũng quan trọng. Xác định rõ: bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa (bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể) là sứ mệnh của chính mình, họ luôn hết lòng vì công việc chỉ với một mong muốn gìn giữ những giá trị tinh hoa của văn hóa cho muôn đời sau.

 

Một trong số “họ” mà tôi nhắc đến đó là chị Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh. Vốn là người có gốc gác Hà thành và dân tộc Kinh nhưng từ khi sống và làm việc ở đất Hòa Bình, chị luôn xuất hiện trước các diễn đàn quan trọng với bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường. Làm việc với chị, tôi hiểu, chị khoác trên mình bộ trang phục ấy  vì chị yêu nó, nâng niu nó như tất cả những cổ vật mà chị được giao trách nhiệm lưu giữ. Cũng như nhiều người khác, tôi nghĩ công việc của những cán bộ bảo tàng nhàn nhã, đơn điệu nhưng khi được “mục sở thị” và nghe kể về những công việc chị đã và đang làm tôi thực sự cảm phục với lòng say mê, nhiệt huyết ở chị. Tháng nào chị cũng có mặt ở cơ sở để kiểm tra di tích, xác minh nguồn gốc di tích để đề xuất với ngành, với tỉnh phương án trùng tu, bảo vệ, tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý di tích...

Ai đã từng có thú du lịch thăm quan các hang động hẳn đều biết: những hang động ấy không mọc lên ở những nơi trung tâm, bằng phẳng và đông dân cư mà phải là nơi xa xôi, thậm chí là hiểm trở. Trước khi hang động ấy được cấp bằng di tích thì đã phải có hàng chục lượt đoàn công tác tới đó để xác minh, khai quật, thẩm định... Chị Thi và những người đồng nghiệp có mặt trong tất cả những chuyến đi mở đường đó. Khi các di tích đã được đưa vào diện quản lý thì ngay khi có sự cố mất cắp đồ vật hay bị xuống cấp do thiên tai... phải lập tức có mặt để xử lý. Gắn bó nhiều với di tích nên khi biết tôi muốn tìm hiểu, chị kể rành mạch các di tích ở xóm, xã, huyện nào trong tỉnh, có giá trị văn hóa, lịch sử, tầm ảnh hưởng như thế nào, được cấp bằng di tích cấp nào, năm bao nhiêu. Tôi hẹn gặp chị vào một ngày cuối năm, dù đang chạy xô với công việc chị vẫn dành thời gian kể về những chuyến đi để chăm sóc, bảo vệ các di tích - những “đứa con” tinh thần của mình.

 

Trong câu chuyện về công việc, chị không quên nhắc tới người đồng hành mà chị cho rằng thực sự có tâm, có tầm với việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích của tỉnh đó là anh Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Quản lý nghiệp vụ văn hóa (Sở VH -TT&DL). Tôi không hẹn gặp anh vì biết rằng những ngày cuối năm cùng với những công việc thường ngày ở Sở, anh và đồng nghiệp chạy đôn, chạy đáo kiểm tra các đình đền, miếu mạo, các phòng văn hóa cấp huyện... để chuẩn bị cho mùa lễ hội năm 2015, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc nhưng không lộn xộn, mê tín dị đoan. Nếu nói rằng ngày nào cũng đi tới cơ sở thì có phần hơi quá, có lần anh đã kể với tôi: Không thể đếm được những chuyến công tác của anh về với cơ sở trong những ngày cuối năm bởi Yên Thủy có chùa Hang, Lạc Thủy có chùa Tiên, Lạc Sơn có lễ hội Đu Vôi, Tân Lạc có lễ hội Khai hạ... đều cần xem xét, chấn chỉnh để đưa hoạt động lễ hội đi vào nề nếp. Mùa lễ hội năm 2014, di tích đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) có chút lộn xộn, trước Tết bản thân anh đã phải lên đó nhiều lần để nghe ngóng, xem xét trong sự bồn chồn, lo lắng. May thay không có sự cố xảy ra. Từ chiều mồng 1 Tết cho đến rằm tháng giêng anh nhẩm tính có  12 chuyến du lịch lòng hồ - đền Thác Bờ với vai trò là người dẫn các đoàn khách đến thăm quan, du lịch.

 

Hiện, toàn tỉnh có 305 di tích, trong đó có 41 di tích và quần thể di tích được xếp hạng cấp quốc gia; 28 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Chăm chút, bảo tồn và phát huy cho các di tích, quần thể di tích này công lao không chỉ thuộc về một  hay một nhóm người. Tuy nhiên phải nhìn nhận đúng, những người thực sự tâm huyết với công việc này có thể đếm trên đầu ngón tay. Xuân về, chen chân cùng dòng người trẩy hội đến với di tích Thác Bờ, chùa Tiên... hay những điểm du xuân khác của tỉnh nhà, tôi luôn thấy đâu đó thấp thoáng gương mặt, nụ cười của những con người đã dày công chăm chút để những di tích lịch sử, văn hóa mãi mãi trường tồn, phát huy giá trị cho hôm nay và cho muôn đời sau.

 

 

                                                                           Thúy Hằng

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục