(HBĐT) - Sự biến đổi mo lễ tang của người Mường trong quá khứ và thời đương đại, diễn ra theo hai phương thức.

 

Từ hàng nghìn năm trước đến đầu thế kỷ XX, mo lễ tang được bảo tồn  phát huy và kế thừa - phát triển chậm, bằng phương thức truyền thống: truyền ngôn, truyền điệu. Vì thời đó chưa có chữ viết và khi đã sử dụng chữ viết ghi lại toàn bộ các nôổ mo, lóong mo. Các ông mo vẫn chỉ sử dụng duy nhất một phương thức truyền ngôn, truyền điệu để hành lễ.  

Cũng phải tùy hoàn cảnh của gia chủ có người quá cố mà mời từ 1 - 3 ông mo. Mo cả, mo phụ hành lễ. Dưới sự dẫn dắt của mo cả, các mo phụ và các nhạc công, các nàng dâu múa, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng. Mo cả lên tiếng hát một, hai câu mo (như hình thức lĩnh xướng) mo phụ hát, nhạc công, các nàng dâu múa, phối âm, phối điệu.  

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Thiện, người Mường có dung lượng mo từ 86 - 115 loóng mo và gần 38.000 câu thơ mo đã định hình, định bộ (loóng) mo truyền thống. Cũng tùy điều kiện, hoàn cảnh gia đình, họ tộc của người quá cố các ông mo còn luôn phải ứng tác (sáng tác) thêm nhiều nội dung, câu thơ mới ngay khi hành lễ.

Mo còn thực hiện nhiều nghi thức, lễ thức và sử dụng các khí lễ “thiêng” như túi khót, kiếm, cờ, chuông nhỏ, quạt để hành lễ. Phối hợp với mo hành lễ còn có các nội dung, hình thức, tốp nhạc tấu những bản nhạc lễ; các nàng dâu múa “quạt ma”. Với tâm thức thành kính, quạt cho hồn ma được mát mẻ, bình an khi gia đình dâng cơm, dâng rượu, dâng hương cho hồn ma người thân trong suốt thời gian tang lễ.

 

Hiện nay có nhiều bộ mo khác nhau đang tồn tại và được trình tấu, trình diễn ở nhiều lễ tang của các gia đình, nhiều địa phương có hoàn cảnh khác nhau, khác biệt với dung lượng thời gian, nội dung, hình thức, nghi thức và lễ thức so với noổ mo gốc khởi nguồn từ bộ mo sáng tác của vị sư tổ.  

Sự biến đổi và ứng dụng mo lễ tang theo phương thức trình tấu, trình diễn truyền miệng, truyền điệu trong quá khứ và thời đương đại diễn ra, phụ thuộc vào những hoàn cảnh, điều kiện, nhu cầu của gia đình người quá cố và luật tục của cộng đồng người Mường. Cũng phụ thuộc vào các ông mo với khả năng phản ánh, tái tạo, trên truyền thống thần thoại, tín ngưỡng và thực tiễn lịch sử, văn học nghệ thuật, lễ hội, phong tục, tập quán, hoạt động đời sống của người dân vùng miền khác nhau.

Phương thức thứ hai là văn bản hóa các công trình sưu tầm, biên dịch và nghiên cứu đã và đang được quan tâm.  

Năm 1926 P.gossin một người Pháp đã giới thiệu sơ qua mo Mường dưới dạng cổ tích bằng tiếng Pháp, được dịch sang tiếng Việt. Đến năm 1906 J Cuisimê, người Pháp tiếp tục đề cập đến mo Mường, trong công trình nghiên cứu địa lý nhân văn và xã hội học người Mường (Les Mường) cũng bằng tiếng Pháp được dịch sang tiếng Việt.  

Nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong nước đã sưu tầm, biên dịch và bước đầu nghiên cứu mo lễ tang của người Mường như: Đặng Văn Lung, GS Trần Từ, GS Phan Ngọc, GS.TS Phan Đăng Nhật, Quách Dao, Trương Diễn, Đinh ân, Vương Anh, ThS Bùi Kim Phúc, Bùi Huy Vọng...  

Mo sử thi dân tộc Mường là bộ sách bách khoa khổng lồ ở thời cổ xưa và của Việt Nam. Mo lễ tang hàm chứa hầu hết các hiện tượng, sự vật trong thiên nhiên và xã hội, lịch sử thời xưa, văn hóa, phong tục, luật tục, lễ nghi, lễ thức, tín ngưỡng tâm linh đời người. Quan hệ gia đình, họ tộc, làng xã của người Mường. Tên núi, tên sông, tên mường, trâu, bò, gà, lợn, đèn, chiếu... các tầng lớp giàu nghèo từ lang đạo đến con đòi, người ở... phép tắc xã giao, lề lối ăn uống. Tri thức và chế biến thức ăn, đồ uống. Tìm ra vật giống cây trồng, nuôi tằm, dệt vải, may thêu, dựng cửa, làm nhà.  

Mo đã tạo nên một bản trường ca bất hủ, hàng chục vạn câu thơ. Tích lũy vào đấy gần như đầy đủ các thần thoại, anh hùng ca văn hóa, lịch sử xã hội con người và muôn vật.  

Những nghi thức, lễ thức tâm linh; sự yêu thương, kính cẩn đối với người thân quá cố. Qua những loóng mo, tình cảm của người biết mình phải vĩnh viễn ra đi về với tổ tiên. Hồn ma đau đớn chia tay con cháu, bà con thân hữu, làng xóm với tâm thức nặng nề, bịn rịn.  

Hiếm thấy ở đâu có được những vần thơ day dứt, thấm sâu vào tâm thức con người như ở mo Mường. Mo đã dẫn dắt con người đi vào một xã hội tươi đẹp. ở đó tính tự giác, tự trọng và đầy trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, dân tộc, quốc gia.

Mo Mường là cơ tầng văn hóa, phản ánh lý tưởng dân tộc theo phương thức truyền miệng, truyền điệu và từ đầu thế kỷ XX đã từng bước. Mo Mường được văn bản hóa. Mo Mường là một giá  trị tinh túy, hồn cốt, sâu sắc tinh thần nhân nghĩa, nhân bản mà xã hội cổ xưa và đương đại cũng mong muốn bảo lưu - phát huy, kế thừa - phát triển. Rất tiếc mo Mường đang có những biến đổi mai một, mất mát. Đặc biệt là phương thức trình tấu, trình diễn truyền khẩu, truyền điệu ở mo lễ tang. Các ông mo thường vẫn vận dụng các thần linh ma thiêng, quỷ độc để quan trọng hóa những nội dung, hành động lễ thức mo của mình là một hạn chế, căn nguyên tạo nên hủ tục.  

Thời gian cho mo lễ tang cũng càng ngày càng hạn chế. Các ông mo ở mỗi vùng miền lại tồn tại những khác biệt về âm điệu của ngôn ngữ, về phương thức trình diễn, trình tấu và trên thực tế thì chưa có ông mo nào có thể thuộc lòng hết được tất cả các nội dung, chương thức đồ sộ của mo Mường, một bộ sách bách khoa khổng lồ như vậy. Do đó, sử dụng nội dung, chương thức nào, lược bớt những nội dung, chương thức nào để ứng dụng cho phù hợp với thời đương đại là việc đang tạo nên khó khăn, lúng túng cho các ông mo và gia đình thân chủ người quá cố.  

Những hạn chế tiêu cực như vậy, các học giả, nhà nghiên cứu có nêu ra nhưng chưa định luận được cụ thể, rõ ràng làm cơ sở cho việc khắc phục, hạn chế những tiêu cực. Đó là những đòi hỏi mang tính cấp thời, cấp thiết.  

Chúng ta mong những cuốn sách đồ sộ về mo Mường sớm được phân nhỏ ra từng phần, từng loóng rồi xuất bản, phát hành đến tay các ông mo, nhà nghiên cứu và đa số người dân để phát huy, ứng dụng vào thời đương đại, góp phần xây dựng, phát triển bền vững dân tộc, quốc gia.  

 

                                             NSƯT Bùi Chí Thanh 

                    (SN 117, tổ 1, phường Chăm Mát, TP Hòa Bình)

 

 

Các tin khác


Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục