Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm chuyên đề “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam”.

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm chuyên đề “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam”.

Nhân kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức cuộc triển lãm chuyên đề “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam”

 

Triển lãm đã được khai mạc chiều 18-5 tại tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam, quận Cầu Giấy, Hà Nội và kéo dài đến 21-6-2015.

Nhiều tư liệu, hiện vật gốc về Bác Hồ lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm này, đó là bức ảnh Bác Hồ đánh máy chữ năm 1950 có chữ ký và triện của Bác tặng nhà quay phim Nguyễn Thế Toàn, bài trả lời phỏng vấn bốn tờ báo của Nhật Bản có bút tích biên tập của Bác, bộ sưu tập 48 bức ảnh về các cuộc tiếp xúc, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với báo chí nước ngoài hoặc hình ảnh Bác trên các trang bìa báo và tạp chí nước ngoài…


Các nhà báo lão thành và đại biểu tham quan Triển lãm.

Nhà báo Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban tổ chức triển lãm cho biết: Đây là triển lãm chuyên đề về nhà báo Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Nhà báo xuất sắc của thế kỷ 20, người sáng lập và rèn luyện đội ngũ những người làm báo cách mạng từ thời cách mạng chưa thành công. Từ bài báo đầu tiên được viết năm 1919 tại Pháp, Người đã để lại một di sản lớn là một nền báo chí cách mạng với hơn 2.000 bài báo và khoảng 200 bút danh. Phong cách, ngôn ngữ báo chí Hồ Chí Minh thông qua các tác phẩm báo chí Người để lại luôn là mẫu mực để các thế hệ những người làm báo chúng ta học tập, noi gương.


Đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trao thư cảm ơn của Hội Nhà báo Việt Nam cho những người có nhiều đóng góp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Trương Minh Tuấn - Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam là một chủ đề lớn, xuyên suốt lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Ngay từ rất sớm, Người đã nhận thức rất rõ vai trò của báo chí, sử dụng báo chí như một hoạt động hữu hiệu để hoạt động cách mạng, làm nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam”.

 

 

                                                                                Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục