Du khách thăm quan, khám phá vẻ đẹp của Hoa Sơn Thạch động - quần thể di tích Núi Đầu Rồng.

Du khách thăm quan, khám phá vẻ đẹp của Hoa Sơn Thạch động - quần thể di tích Núi Đầu Rồng.

(HBĐT) - Được thiên nhiên ưu đãi, Cao Phong hiện là một trong những địa phương có nhiều điểm du lịch danh thắng, du lịch tâm linh hấp dẫn du khách gần xa. Từ lợi thế đó, huyện Cao Phong đang có những hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan tại các điểm di tích, tiến tới phát triển ngành “công nghiệp không khói” xứng tầm với tiềm năng du lịch vốn có.

 

Tiềm năng, lợi thế

 

Cao Phong hiện có 4 di tích được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích cấp quốc gia đó là quần thể hang động Núi Đầu Rồng (thị trấn Cao Phong), khu di tích lịch sử văn hóa xã Tân Phong (Chùa Quèn Ang), khu di tích lịch sử văn hóa Yên Thượng - Chùa Khánh và Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan (xã Bình Thanh). Ngoài ra, trên địa bàn còn nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng đã và đang thu hút đông đảo du khách như Đền Chúa Thác Bờ, bản Giang Mỗ (xã Bình Thanh), hồ Hòa Bình, du lịch sinh thái miệt vườn. Lợi thế đối với du lịch Cao Phong đó chính là nơi đây có nhiều danh lam thắng cảnh cùng di tích lịch sử - văn hóa gắn với quá trình đấu tranh cách mạng của địa phương nên đáp ứng nhu cầu về du lịch tín ngưỡng hay du lịch vãn cảnh của khách. Các điểm du lịch lại có vị trí gần nhau, giao thông thuận lợi, gần trung tâm TPHB nên càng hấp dẫn du khách.

 

Hiện nay, các khu di tích được nâng cấp, sửa chữa và xây mới khang trang. Tại Chùa Khánh, xã Yên Thượng, năm 2006 được đầu tư gần 1 tỷ đồng, Chùa Quèn Ang đầu tư 4,7 tỷ đồng và đưa vào hoạt động năm 2013. Còn tại quần thể hang động Núi Đầu Rồng, năm 2012, UBND huyện đầu tư bằng nguồn ngân sách địa phương 2,6 tỷ đồng xây dựng các hạng mục để quảng bá và đón khách tham quan. Hiện, đền Thượng Bồng Lai phía dưới chân núi thuộc quần thể di tích Núi Đầu Rồng đang tiếp tục được xây dựng với kinh phí 40 tỷ đồng. Đồng thời, các tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện đến khu di tích đều đã được đầu tư xây dựng, tạo thuận lợi cho giao thông của người dân và khách du lịch.

 

Nhằm phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ của du khách, nhiều hộ kinh doanh đã đầu tư xây dựng nhà nghỉ, khách sạn đạt tiêu chuẩn. Tính đến nay, toàn huyện có 11 cơ sở lưu trú (100% được cấp phép đạt tiêu chuẩn) với 84 phòng nghỉ trong đó có 1 khách sạn, 9 nhà nghỉ, 1 khu nhà nghỉ cộng đồng. Các nhà nghỉ, khách sạn đã được đầu tư nâng cấp và có nhiều dịch vụ đi kèm như nhà hàng ăn uống, phòng hội nghị, hội thảo. Nhờ đó, 4 tháng đầu năm, Cao Phong đã đón gần 124.000 lượt khách tham quan, trong đó có trên 500 khách quốc tế đến từ các nước châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Canada, úc và Italya), châu Á (Nhật Bản và Hàn Quốc) và trên 123.000 khách nội địa. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt gần 5,1 tỷ đồng.

 

 

Và định hướng phát triển du lịch

 

Xác định du lịch là một trong những mục tiêu mũi nhọn góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn huyện, chính vì vậy, ngành du lịch đã được huyện quan tâm chú trọng. Ngày 28/11/2007, Huyện ủy Cao Phong đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU về phát triển du lịch, phát triển TD-TT, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2015, trên cơ sở đó, hàng năm, UBND huyện xây dựng và ban hành kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn. Hiện nay, huyện đã quy hoạch xây dựng các tuyến, cụm, điểm du lịch và đã triển khai được một số tuor theo yêu cầu của khách du lịch. Trong đó, tuyến du lịch Bình Thanh - Thung Nai - lòng hồ sông Đà là một trong những tuyến quan trọng của du lịch tỉnh, huyện. Khi đến với tuyến du lịch này, du khách được tham quan làng cổ dân tộc (Mường, Dao) với các làng nghề truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm, thăm khu di tích lịch sử tại tượng đài Cù Chính Lan, đền Bờ, du lịch sinh thái lòng hồ sông Đà. Bên cạnh đó, huyện còn xây dựng tuyến du lịch Tân Phong - Dũng Phong - Yên Lập - Yên Thượng với những khám phá đời sống sinh hoạt của bản Mường, tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa tại chùa Khánh, Quèn Ang. Với tuyến du lịch thị trấn Cao Phong - Xuân Phong, Núi Đầu Rồng thực sự là một trải nghiệm thú vị với du khách yêu thiên nhiên khi được tham quan những miệt vườn cam và hang động đẹp, kỳ thú.

 

Đặc biệt, huyện đã chú trọng phát triển các tuor du lịch tâm linh, qua đó đã tăng lượng khách đáng kể. Đơn cử như tại khu di tích Núi Đầu Rồng, lượng khách đến tham quan 4 tháng đầu năm tăng 3 lần so với cùng kỳ của năm 2014 khi đền Thượng Bồng Lai được xây dựng tại đây. Vừa qua, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức hội nghị công bố quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ quần thể hang động Núi Đầu Rồng tại khu 3, thị trấn Cao Phong (huyện Cao Phong) có tổng diện tích quy hoạch 45 ha với 6 phân khu chức năng chính. Điểm nhấn của khu trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ quần thể hang động Núi Đầu Rồng là khu tâm linh Đền thượng Bồng Lai với tổng diện tích 3,55 ha, bao gồm các công trình: đền, khu đón tiếp và nhà điều hành khách du lịch vào tham quan. Đây là một động thái tích cực nhằm thu hút nguồn đầu tư xây dựng vào khu di tích. 

 

Theo đồng chí Bùi Văn Hưng, Phó phòng VH-TT huyện Cao Phong: Trong những năm qua, Ban chỉ đạo phát triển du lịch huyện đẩy mạnh chỉ đạo, xã hội hóa về du lịch. Cùng với đó, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được tăng cường mở rộng thông qua việc tham gia các hoạt động quảng bá thu hút đầu tư du lịch của tỉnh. Hàng năm, huyện hỗ trợ, chỉ đạo các xã có điểm di tích tổ chức hoạt động lễ hội, xây dựng các phóng sự giới thiệu về tiềm năng phát triển du lịch. Ngoài ra, du lịch bản sắc văn hóa cũng được duy trì bằng hình thức khôi phục và phát triển nghệ thuật cồng chiêng tại các thôn, xóm trên địa bàn huyện. Cùng với đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho thuyết minh viên phục vụ thuyết trình tại khu di tích được coi trọng.

 

 

 

                                                                              Hồng Nhung

 

 

 

 

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục