Bài 3: Tiếng chiêng gọi mẹ và tiếng chiêng Nàng Khọt

 

Tiếng chiêng gọi Mẹ

Tiếng chiêng gọi mẹ là thuật ngữ, tiếng chiêng từ ngàn đời người Mường đã sáng tạo, hun đúc nên truyền lại mà gia đình các cháu nhỏ sơ sinh đã rung lên trước khoang nhà sàn và vang vọng ra không gian đồng ruộng, sông suối, đồi nương. Tiếng chiêng thay tiếng khóc của đứa con nhỏ, mới 5 - 6 tháng đến 1 năm tuổi, nhớ mẹ, khát sữa, đói bụng đòi ăn.

Tiếng chiêng linh thiêng từ hàng ngàn năm trước mà con người đã khám phá ra sức mạnh ẩn chứa, trong đó sự tha thiết, tình mẫu tử. Hồn thiêng của tiếng chiêng kỳ diệu rung lên thay ngôn từ, truyền đi tiếng khóc của đứa con nhỏ gọi mẹ.

 

Trước đây, cuộc sống ở đồng quê, thôn giã còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hầu  hết các sản phụ mới sinh con được 4 - 5 tháng đã phải đi cày, đi cấy, vỡ đất làm nương, hái lượm rau, củ, quả góp phần nuôi sống gia đình. Bà hoặc chị ở nhà chăm cháu, ẵm em; cháu hoặc em nhớ mẹ, khát sữa, đói bụng đòi ăn. Gia đình không đi gọi mà đã xách chiêng ra cửa đánh lên một hồi, lại dùi ba tiếng mang sắc thái, âm điệu lâu đời của nhà mình gọi mẹ của cháu bé về cho con ăn.

 

Từ đời này nối tiếp đời khác, mỗi nhà đều có từ 1 - 12 chiếc chiêng. Chiêng được bảo tồn nhiều đời, đánh mãi nên quen tiếng, nghe mãi nên phân biệt được tiếng chiêng nhà mình với tiếng chiêng nhà khác. Do đó, dù tất cả đều đánh một hồi lại dùi ba tiếng nhưng chiêng nhà ai nhà ấy biết không nhầm lẫn bao giờ.

 

Ở các dân tộc khác không biết có nơi nào dùng tiếng chiêng gọi mẹ như dân tộc Mường hay không? Quả thực đây là một hành động, một giá trị văn hóa hiếm hoi, độc đáo. Tiếng chiêng gọi mẹ tưởng như một hành động tự phát, tự nhiên. Thực ra ở đó từ lâu đã ẩn chứa một sức mạnh giàu tính tâm linh, nhân bản. Chiêng gọi mẹ cứ lặp đi lặp lại từ đời này đến đời khác rồi trở thành thói quen, quan niệm, cao hơn đã trở thành một giá trị văn hóa độc đáo mang tính dân tộc đậm đà.

 

 

Tiếng chiêng Nàng Khọt

 

Trẻ nhỏ lớn lên trong sự chăm bẵm, nuôi nấng của ông bà, cha mẹ. Đứa trẻ qua đoạn đầu đời lớn lên tới tuổi thanh, thiếu niên. Ở các làng bản, vùng miền người Mường, hầu hết đều ưa thích và say mê chơi các trò chơi dân gian, trong đó phổ biến là chơi trò “Đập Nàng Khọt”. Có vùng gọi là múa Nàng Khọt/ Múa quả bầu nước. Từ “Khọt” hơi khô nên được gọi xê dịch đi, biến âm thành Nàng Khót (Nàng Quắc).

 

Hình dạng tượng trưng của Nàng Khọt giống như một con rối hay con bù nhìn canh nương lúa, hoa màu. Được tạo nên cái đầu là một giỏ nan bọc vải được vẽ mặt, mũi, mồn, thân là một chiếc sọt, Khọt được mặc áo, chít khăn (hít tlốc) và thắt lưng.

 

Điều khiển Nàng Khọt là một phụ nữ tài ba, Khọt có khi được cầm trên tay, có lúc lại đặt đứng xuống đất. Nơi múa, chơi là một chiếc sân hoặc bãi cỏ rộng bằng phẳng; hồn vía của Nàng Khọt là Hằng Nga từ trên trời cao mời xuống nhập vào.

Vào đêm trăng rằm tháng 8 (Tết Trung thu) trăng trong như gương, sáng rừng, sáng núi, dân Mường, đông nhất là trai gái và trẻ nhỏ kéo nhau đi đập, đi chơi, đi hát và nhảy múa Nàng Khọt, chơi Khọt. Múa Nàng Khọt là phong tục, cuộc sinh hoạt văn hóa truyền thống lâu đời của người Mường.

 

Các cháu nhỏ theo các anh chị đi chơi, đi đánh chiêng, đồng chiêng bạc, gõ, đập chiêng ống, chiêng pháo, diễn mà chơi, chơi mà diễn và hát trò Đập nàng Khọt: “Đập bông bông bông/ Đập bông bưởi bưởi/ Trái bưởi vàng vàng/ Vàng chầm chói chói/ Chơi lên tận mặt trăng/ Mời Nàng Nga xuống chơi”...

 

Nhịp điệu, tiết tấu, sắc thái của bài hát, chơi mà diễn, diễn mà chơi đập Nàng Khọt mang đậm, in sâu nhịp điệu, tiết tấu, âm sắc của tiếng chiêng đồng, chiêng hợp kim và chiêng ống, chiêng pháo (ống tre, bương) và hồn thiêng của dàn chiêng vật báu.

 

(Còn nữa)

 

 

                                                   NSƯT Bùi Chí Thanh (T.T.V)

 

 

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục