Bài 4: Vật báu

 

Từ thời người Việt Cổ / thời người Việt Mường còn chung một gốc, sử dụng chung một ngôn ngữ, đến thế kỷ IX - XI sau Công Nguyên đã tách ra thành hai dân tộc Việt (Kinh) và dân tộc Mường. Người Kinh, đặc biệt là người Mường đã bảo tồn, phát huy, kế thừa và sở hữu những giá trị quý báu kho tàng cồng chiêng của tiền nhân thời Việt cổ để lại.

 

Những chiếc cồng mặt phẳng, không có núm và những chiếc chiêng có gờ nổi chạy quanh trên mặt và có núm tròn nổi ở trung tâm mặt chiêng. Cồng và chiêng là dụng cụ, nhạc cụ tự vang, chuẩn âm, có bồi âm tốt được đúc bằng nguyên liệu đồng. Theo truyền ngôn của nhiều đời người Mường và truyền thuyết ghi trong Mo sử thi đẻ đất, đẻ nước thì hầu hết những chiếc chiêng hơ (chiêng cổ, chiêng xưa) còn được pha một tỷ lệ vàng bạc vào núm chiêng. Những chiếc chiêng như vậy có màu sáng, độ âm vang trong trẻo, bồi âm xa và tốt hơn chiêng nay (chiêng mới).

 

Từ trên một nghìn năm qua, kho tàng những chiếc chiêng quý giá đã được bảo tồn, tích lũy ngày một nhiều hơn, số lượng dày đặc hơn.

 

Theo thống kê của Sở VH -DL&TT, đến năm 2009 toàn tỉnh còn 9.918 chiếc chiêng các loại. Từ năm 2009 - 2014, ở các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi và Cao Phong, nhân dân mua thêm được trên 200 chiếc chiêng nay.

 

Số chiêng lớn đang được bảo tồn,  phát huy ở mỗi xóm, mỗi làng, cơ quan văn hóa của huyện và tỉnh. Mỗi nơi sở hữu một, hai bộ, từ 12 - 30 chiếc. Mỗi gia đình cũng sở hữu từ 2 - 4 chiếc chiêng quý giá. Một số gia đình còn lưu giữ và sử dụng từ 12 - 100 chiếc chiêng hơ và chiêng nay trình tấu, trình diễn trong những ngày lễ, kỳ lễ hội và để bảo tồn, trưng bày, phát huy di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc. Trước đây ở nhiều đình chùa, miếu đền cũng lưu giữ và “thờ” mỗi nơi 1 - 2 chiếc chiêng “thiêng” quý giá. Những chiếc chiêng “thần thiêng” như vậy, trước khi sử dụng người giữ đình chùa phải thắp nhang xin phép, và cũng chỉ một mình người giữ đình chùa mới được đánh chiêng “thần”.

 

Theo quan điểm và thẳm sâu trong tiềm thức mang tính lịch sử và giá trị, vị thế văn hóa của người Mường. Cồng chiêng là vật báu, là của gia bảo truyền đời của gia đình, họ tộc và cộng đồng làng xóm, dân tộc. Cồng chiêng là biểu hiện của sự giàu có, sang trọng, niềm tự hào, tự trọng và với những nhà Lang đạo còn là sức mạnh quyền uy.

 

Khi cần tập trung dân Mường đi lao dịch cho nhà lang. Khi đi săn muông thú và cả khi phải xông vào trận mạc, nhà lang chỉ cần đánh 3 hồi chiêng lại dùi 9 tiếng là tất cả dân Mường đều phải có mặt và thực hiện việc tù trưởng, lang đạo giao cho.

 

Những khi lễ bái, lễ hội và những cuộc gặp gỡ giao lưu với bạn hữu, khách thập phương đều có trình tấu, trình diễn âm nhạc cồng chiêng. Cồng chiêng có ở mọi nơi người Mường sinh sống và hầu hết mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ đều say mê, trân trọng trình tấu, trình diễn âm nhạc cồng chiêng. Cồng chiêng còn song hành, gắn bó với suốt vòng đời con người.

 

Từ những giá trị, thực tiễn đó đã được dân tộc Mường trân trọng, bảo tồn và phát huy suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chúng ta thấy rằng cồng chiêng Mường là vật báu; là thể loại văn hóa, âm nhạc dân gian mang tính phổ biến, toàn dân, có giá trị lớn, tinh túy, trường tồn. Là vật báu muôn đời của người Mường cồng chiêng cần đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu toàn diện khoa học, sâu sắc và có những văn bằng tôn vinh; Những chính sách hữu hiệu bảo tồn và phát huy.

 

(Còn nữa)

 

 

                                                                   NSƯT Bùi Chí Thanh

 

 

 

 

 

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục