Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đại hội Đảng bộ phường Phương Lâm (TPHB) ghi nhận sự phát triển sâu rộng của phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đại hội Đảng bộ phường Phương Lâm (TPHB) ghi nhận sự phát triển sâu rộng của phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở.

(HBĐT) - “Có nền tảng là một nền văn hóa giàu bản sắc của cộng đồng các dân tộc, nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần của người dân cũng luôn ở mức cao, bởi vậy phong trào văn nghệ quần chúng (VNQC) ở tỉnh ta luôn được gìn giữ. Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường mươi, mười lăm năm qua có thể thấy rõ: dòng chảy của phong trào VNQC ở nhiều nơi, nhiều lúc đã có phần chững lại. Thật may mắn từ tham mưu của những người tâm huyết, tỉnh đã có sự quan tâm đúng lúc, xây dựng một cơ chế để khơi lại mạch nguồn của dòng chảy và bước đầu đã ghi nhận những thành công”. Đó là lời tỏ bày của đồng chí Lê Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh.

 

Tháng 7/2012, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 38 về Quy định mức hoạt động, mức bồi dưỡng biểu diễn luyện tập đối với đội tuyên truyền lưu động và mức hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các đội VNQC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (gọi tắt là Nghị quyết 38).  Theo đó có những quy định cụ thể như: hỗ trợ cho đội văn nghệ quần chúng cơ sở l2 triệu đồng/đội/ năm. Mức bồi dưỡng cho 1 buổi luyện tập chương trình mới là 30.000 đồng/người/buổi; mức bồi dưỡng đối với vai chính cho 1 buổi biểu diễn lưu động là 50.000 đồng/ buổi; mức bồi dưỡng đối với các vai khác cho 1 buổi biểu diễn lưu động là 40.000 đồng/buổi... Có thể nói đây là nguồn động viên, khích lệ lớn đối với các nhà quản lý văn hóa và các diễn viên, nghệ nhân luôn tâm huyết với phong trào VNQC ở cơ sở. Từ đây hoạt động VNQC và tuyên truyền cổ động được nâng lên một tầm cao mới. Năm 2014, đã tạo được dấu ấn sắc nét: Đoàn Tuyên truyền lưu động tỉnh tham gia  tuyên truyền lưu động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đã giành 2 HCV cho chương trình nghệ thuật và trang trí xe tuyên truyền. Giành giải nhì phần thi gói, nấu bánh chưng được UBND tỉnh Phú Thọ tặng bằng khen trong cuộc giao lưu nghệ thuật quần chúng phục vụ giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng năm 2014. Tổ chức thành công hội thi Tuyên truyền cổ động tỉnh Hòa Bình năm 2014 với sự tham gia của 257 cán bộ, tuyên truyền viên đến từ 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Mỗi chương trình tuyên truyền, cổ động đều có chất lượng nghệ thuật cao, sinh động, hấp dẫn, thu hút người xem. Đặc biệt, trong hội thi lần này còn  có phần diễu hành xe tuyên truyền cổ động đường phố trên địa bàn TPHB với chủ đề về chủ quyền biển, đảo. Đây cũng là năm đầu tiên tổ chức được liên hoan nghệ thuật các đội văn nghệ cơ sở tiêu biểu trong toàn tỉnh. Sự kiện này được tổ chức tại huyện Mai Châu với sự tham gia của 258 cán bộ, diễn viên, nghệ nhân của 14 đội văn nghệ thôn, bản trong tỉnh. Tại liên hoan, các đội văn nghệ đã đem đến cho khán giả những chương trình nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng, đậm đà bản sắc dân tộc, thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước, con người Hòa Bình.

 

Khởi động cho năm 2015 là chuyến đi biểu diễn của đoàn nghệ nhân tham gia Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội). Tiếp đó là đợt biểu diễn nghệ thuật chào mừng sự kiện Đại hội đồng liên minh nghị viện thế giới IPU-132. Tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng tuyên truyền kỷ niệm 40 năm giải phóng đất nước tại Quảng Trị, đoàn Hòa Bình đoạt 1 HCV, 2 HCB và 1 giấy khen của Cục Văn hóa cơ sở cho ban nhạc biểu diễn xuất sắc nhất tại liên hoan.

 

Đó là những điểm nổi bật, thành tích ở cấp tỉnh, nhưng qua đó có thể thấy rõ phong trào VNQC, tuyên truyền cổ động đã được thổi vào một luồng gió mới từ cấp cơ sở - đồng chí Lê Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh khẳng định. Tuy vẫn còn vướng một vài nút thắt nhỏ như: quy định số buổi tập tối đa là 8 buổi cho một chương trình mới và không có quy định về mức chi bồi dưỡng cho các cộng tác viên không hưởng lương... nhưng nhìn về tổng thể, nhờ Nghị quyết 38, mạch nguồn của phong trào VNQC đã được khơi lại, phong trào sẽ phát triển bền vững, sâu, rộng hơn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là cầu nối giữa Đảng với dân thông qua nghệ thuật và góp nâng cao chất lượng món ăn tinh thần cho người dân.

 

 

                                                                  Thúy Hằng

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục