Phong trào văn nghệ quần chúng ở xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Phong trào văn nghệ quần chúng ở xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

(HBĐT) - Cách đây 17 năm, ngày 16/ 7 /1998, Hội nghị lần thứ 5 BCH T.Ư Đảng (khóa VIII) đã ban hành NQ “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Sau khi Nghị quyết ra đời, cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện Sơn Lạc đã tổ chức quán triệt và ban hành chương trình hành động, tổ chức triển khai thực hiện.

 

Đồng chí Bùi Văn Nỏm, Bí thư Huyện uỷ đánh giá: Sau 17 năm thực hiện NQ, huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Vị trí, vai trò của văn hoá truyền thống được đề cao; tư tưởng, đạo đức, lối sống của người dân có nhiều chuyển biến tích cực; thể chế, thiết chế văn hoá được củng cố, tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng; vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế ngày càng được chú trọng; công tác tu bổ, tôn tạo, bảo tồn di sản văn hoá đạt được nhiều kết quả tốt; đời sống văn hoá cơ sở đã có bước phát triển mới; nhận thức về giá trị di sản văn hoá và truyền thống văn hoá được nâng cao; xã hội hoá hoạt động văn hoá được đẩy mạnh, nhất là trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hoá, hoạt động sân khấu, văn nghệ quần chúng; đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa ngày một trưởng thành. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" có tác động to lớn đối với việc xây dựng gương người tốt việc tốt, uống nước nhớ nguồn, đền ơn - đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã, khu phố văn hóa... góp phần ổn định chính trị, giữ gìn, bảo vệ TTATXH, XDNTM và nếp sống văn hoá, môi trường văn hoá lành mạnh.
 

Lạc Sơn, vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hoá, một trong những nơi để lại dấu tích của nền văn hoá thời tiền sử, nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng thế giới, mảnh đất với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ vĩ, nhiều hang động và là nơi có vựa lúa lớn nhất của tỉnh. Hiện trên địa bàn huyện có 3 di tích cấp quốc gia là mái đá làng Vành, hang đá Trại và chiến khu Mường Khói, 1 di tích cấp tỉnh là hang Bụt Khụ Dúng. Hàng năm có 6 lễ hội truyền thống được tổ chức, gồm: lễ hội xuống Đồng, rước mẫu thượng, đình Cổi, rước Bụt, đu Vôi, cầu mùa. Đó là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch truyền thống, lịch sử, văn hoá và tín ngưỡng.

 

Đối với người Mường Lạc Sơn,  cồng chiêng là một nhạc cụ mang đậm nét văn hóa từ thời cổ xưa đến nay. Dân cư ở các bản, làng thường sử dụng cồng chiêng trong những sinh hoạt văn hóa như: hội sắc bùa, lễ cưới, đi săn, kéo gỗ, dựng nhà, mừng nhà mới, hội xuống đồng... Từ xưa đến nay, người Mường Lạc Sơn thường sử dụng dàn cồng chiêng 12 chiếc. Đồng bào cho rằng đó là biểu thị 12 tháng trong năm, giao hòa cả 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Theo đó, văn hoá cồng chiêng là một di sản văn hoá rất đặc biệt, được trao truyền, gìn giữ trân trọng và đó là tài sản văn hoá gắn kết đời sống của cộng đồng. Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng là điều vô cùng ý nghĩa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của bà con dân tộc Mường ở Lạc Sơn nói riêng và đời sống văn hóa xã hội nói chung. Nhận thức rõ điều đó không gian văn hóa cồng chiêng được kế tục qua nhiều thế hệ ở Lạc Sơn. Giờ đây, ở 29 xã, thị trấn trong huyện đều có đội cồng chiêng. Nhiều xã như Nhân Nghĩa, Tân Lập, Ân Nghĩa, 100% xóm có đội cồng chiêng, họ có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong lao động, sinh hoạt đời thường, các dịp lễ, tết và đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức về giá trị di sản văn hoá và truyền thống văn hoá của cộng đồng, lòng tự hào dân tộc, tạo nên bản sắc riêng biệt đối với mảnh đất, con người Hòa Bình.

 

Cùng với văn hoá cồng chiêng, từ bao đời nay người dân xã Yên Nghiệp nói chung và bà con xóm Lục nói riêng đã có truyền thống dệt thổ cẩm để làm trang phục cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng. Với những nét hoa văn truyền thống bằng nguyên liệu, vật liệu thiên nhiên, người dân địa phương đã dệt ra những sản phẩm làm trang phục, làm quà biếu và cho con cái khi xây dựng gia đình. Những năm gần đây, hoa văn, bản sắc dân tộc Mường trên thổ cẩm đã tạo ra những sản phẩm có giá trị hàng hóa trên thị trường, được khách hàng ưa chuộng. Những năm gần đây thực hiện chương trình xây dựng làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, dệt thổ cẩm đã trở thành một nghề ở xóm Lục và tạo thành các nhóm sản xuất, hộ kinh doanh cá thể. Thợ dệt được đào tạo, cấp chứng chỉ. Vì vậy, sản phẩm đầu ra ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đến nay, làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống xóm Lục đã có trên 150 hộ tham gia. Bình quân của lao động chuyên dệt đạt gần 3 triệu đồng/tháng. Các nhóm sản xuất, hộ kinh doanh cá thể của làng nghề tích cực kết nối và tìm hiểu thị trường để tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm tại các địa bàn trong và ngoài tỉnh, tham gia trưng bày và bán ở các khu du lịch, lễ hội. Đặc biệt, sản phẩm của làng nghề đã có mặt tại Hội chợ sản phẩm thổ cẩm dân tộc dành cho người nước ngoài; hội chợ sản phẩm thương hiệu nông thôn năm 2012 tại Hà Nội; hội chợ CN-TTCN tỉnh Hòa Bình năm 2013... Việc khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, từng bước tạo ra sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thị trường, bảo tồn và thúc đẩy nghề truyền thống ngày càng phát triển.

 

Xã Tân Mỹ có 1.547 hộ, trên 7.000 nhân khẩu, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 90%. Những năm qua, việc phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc đã thực sự trở thành năng lực nội sinh trong phát triển ở Tân Mỹ. Khai thác và phát huy được tiềm năng kinh tế của văn hóa và tiềm năng văn hóa trong kinh tế,  giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển KT-XH được người dân Tân Mỹ thể hiện rõ nét nhất trong phong trào xây dựng nhà sàn bê tông. Đi từ các xóm Mặc, Khang, Nạch, Câu, Khao, Đống, Kho, Khí, Ngheo đến Song, Cai, Trội, Gò Lăng, Tân Phong, Bu, Lọt cùng với những nếp nhà sàn cổ còn được lưu giữ, đâu đâu cũng thấy những nếp nhà sàn bê tông kiên cố, vững chắc và vẫn giữ nguyên những nét đẹp truyền thống từ xa xưa để lại. Qua đó đã góp phần hạn chế những tác động tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa  tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hơn nữa, phong trào đó đã góp phần quan trọng để Tân Mỹ giữ được rừng và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn.

 

17 năm thực hiện NQ T.Ư 5, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Sơn đã  kế thừa được tinh hoa trong nhân cách văn hóa của dân tộc từ ngàn đời để lại để xây dựng nếp sống, nếp sinh hoạt với các giá trị văn minh mới của thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế. Văn hóa đã thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH. Theo đó, hàng năm toàn huyện có trên 70% hộ, làng bản, khu phố và gần 96% cơ quan, trường học đạt tiêu chuẩn văn hoá.

 

 

 

                                                                            Đức Phượng

 

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục