Màn trình tấu cồng chiêng với 1.400 chiếc được xác lập kỷ lục guiness Việt Nam (trình tấu tại lễ kỷ niệm 125 thành lập tỉnh Hòa Bình). Ảnh: T.L

Màn trình tấu cồng chiêng với 1.400 chiếc được xác lập kỷ lục guiness Việt Nam (trình tấu tại lễ kỷ niệm 125 thành lập tỉnh Hòa Bình). Ảnh: T.L

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Văn hóa - Thông tin, phóng viên Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Đỗ Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL về quá trình hình thành và phát triển của ngành.

 

PV: Xin đồng chí cho biết quá trình hình thành và phát triển của ngành Văn hóa Thông tin (VHTT) tỉnh?

 

Đồng chí Đỗ Văn Hạnh: Tháng 10/1991, Quốc hội đã ra Nghị quyết chia tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Cùng các sở, ngành của tỉnh, Sở VH -TT&DL đã được thành lập. Bộ máy lãnh đạo Sở thời đó do đồng chí Hà Sủm làm Giám đốc, các đơn vị gồm 6 phòng, ban chuyên môn, 7 đơn vị trực thuộc và phòng VH - TT các huyện, thị xã. Nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn mới thành lập là ổn định bộ máy tổ chức, ban hành quy chế, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, trên cơ sở đó xây dựng chương trình kế hoạch, ban hành các văn bản chỉ đạo xuống cơ sở nhằm củng cố toàn bộ lĩnh vực hoạt động của ngành. Giai đoạn từ 1994 - 2007 (sau khi tách Sở), nhiệm vụ của ngành VH - TT là tiếp tục chỉ đạo xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động phục vụ  nhiệm vụ chính trị, tạo không khí phấn khởi trong nhân dân hăng say lao động sản xuất góp phần xây dựng quê hương ngày càng đổi mới và phát triển.

 

Những thành tựu đạt được trong phát triển KT -XH của đất nước, của địa phương, không tách rời công lao đóng góp của ngành VH -TT bởi Đảng và Nhà nước ta đã xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy KT -XH phát triển. Quan điểm này ngày càng được làm sáng tỏ trong Nghị quyết. Hội nghị lần thứ 5 BCH T.Ư Đảng khóa VIII (1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, Tỉnh ủy ban hành chương trình hành động, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết. Điều đó khẳng định cả hệ thống chính trị, trong đó phải nói đến các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã vào cuộc để nâng cao trách nhiệm, quan tâm đến việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

 

Ngày 17/3/2008, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 576 về việc thành lập Sở VH -TT&DL, trên cơ sở hợp nhất Sở TD -TT tiếp nhận chức năng QLNN về du lịch từ Sở Thương mại và chức năng về gia đình từ Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em. Với chức năng quản lý là đa ngành, đa lĩnh vực (văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình), lãnh đạo Sở đã chỉ đạo kiện toàn các đơn vị gồm 7 phòng, ban chuyên môn và 7 đơn vị trực thuộc, trên cơ sở đó ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ cho các đơn vị; chỉ đạo đơn vị xây dựng quy chế làm việc; phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo sắp xếp bộ máy tổ chức của Phòng VH - TT huyện, thành phố. Do bộ máy tổ chức sớm được ổn định nên các lĩnh vực hoạt động của toàn ngành vẫn nhịp nhàng và thuận lợi. CB,CC, VC toàn ngành đều ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nghề, khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động từng bước đưa sự nghiệp VH -TT&DL, GĐ của tỉnh ngày càng phát triển.

 

PV: Trong những năm đổi mới ngành VH -TT đã đạt được những kết quả nổi bật gì, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Đỗ Văn Hạnh: Trải qua 70 năm kể từ ngày thành lập, ngành VH - TT tỉnh đã từng bước phát triển góp phần to lớn vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu VH -XH của tỉnh. Trên lĩnh vực văn hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày tết, ngày lễ. Phong trào VNQC phát triển mạnh với trên 2.000 đội VNQC ở cơ sở thường xuyên hoạt động góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy KT -XH phát triển. Công tác sưu tầm các giá trị văn hóa cũng được chú trọng, nhiều lễ hội truyền thống đã được phục dựng tiêu biểu như: Lễ hội chùa Tiên; lễ hội đền Bờ; lễ hội Khai hạ, lễ hội xên bản, xên Mường; rước bụt Khụ Dúng; lễ hội đình Cổi...  Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 41 di tích xếp hạng quốc gia và 27 di tích xếp hạng cấp tỉnh, nhiều di tích có giá trị cao về lịch sử, danh thắng, khảo cổ... Đã tiến hành kiểm kê toàn bộ di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc tỉnh Hòa Bình theo quy định của Luật Di sản Văn hóa, hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị Bộ VH - TT&DL công nhận Mo Mường và Chiêng Mường Hòa Bình là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

 

Về lĩnh vực thể thao, phong trào TD - TT phát triển mạnh, đặc biệt là phong trào thể thao quần chúng đã được đông đảo cán bộ và nhân dân thường xuyên luyện tập, góp phần nâng cao thể chất cho mỗi người. Đến nay đã có 27% người luyện tập TD - TT thường xuyên, 21% gia đình thể thao. Thể thao thành tích cao cũng đã đạt được những khả quan. Công tác bồi dưỡng, huấn luyện được quan tâm đầu tư, phát huy thế mạnh của một số môn thể thao dân tộc. Qua các giải thi đấu thể thao toàn quốc, khu vực, VĐV tỉnh đạt được nhiều huy chương vàng, bạc, đồng. Đặc biệt là kết quả tại Đại hội TD - TT toàn quốc lần thứ VII, năm 2015, đoàn Hòa Bình xếp thứ 40/65 đoàn tham gia Đại hội.

 

Về lĩnh vực du lịch, xác định được tiềm năng, lợi thế của Hòa Bình, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch. Tỉnh ủy đã ban hành NQ số 11, ngày 21/8/2007 phát triển du lịch Hòa Bình giai đoạn 2007-2010. Cuối năm 2014, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn 2030. Với những chủ trương chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc đẩy mạnh phát triển du lịch, coi du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

 

Về lĩnh vực gia đình, Ban chỉ đạo công tác gia đình các cấp được thành lập và hoạt động có hiệu quả, hàng năm đã tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, coi công tác xây dựng gia đình là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Từ đó thu hút các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của gia đình nói chung, địa phương nói riêng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh tạo nguồn lực cho phát triển KT -XH của địa phương.

 

Với sự cố gắng to lớn đó, Sở VH -TT&DL đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Lao động hạng nhì; nhiều tập thể, cá nhân trong ngành đã được tặng thưởng Huân chương; Thủ tướng Chính phủ tặng nhiều bằng khen; Bộ VH -TT&DL và UBND tỉnh tặng nhiều Cờ thi đua xuất sắc, Bằng khen cho tập thể, cá nhân trong ngành.

 

PV: Thưa đồng chí, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, ngành đã đề ra những giải pháp trọng tâm nào?

 

Đồng chí Đỗ Văn Hạnh: Nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn tới còn nhiều khó khăn, thách thức, song dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự nghiệp VH -TT&DL, GĐ tiếp tục phát triển để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực để thúc đẩy KT -XH phát triển, làm tiền đề thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của BCHT.Ư Đảng (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Với bề dày truyền thống của ngành và đông đảo đội ngũ CB,CC, VC được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, luôn nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy với công việc, đặc biệt có một số đồng chí gần như dành chọn tình cảm, một lòng với nghề, đây là những điều kiện thuận lợi và yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp phát triển VH,TT&DL tỉnh nhà trong giai đoạn mới.

 

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

                                                                     Đỗ Hà (thực hiện)

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục