Nhà văn hóa là nơi sinh hoạt cộng đồng của mỗi thôn, xóm, KDC, góp phần củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân. ảnh: Ngày hội đại đoàn kết thôn Rộc Trụ I, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy).

Nhà văn hóa là nơi sinh hoạt cộng đồng của mỗi thôn, xóm, KDC, góp phần củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân. ảnh: Ngày hội đại đoàn kết thôn Rộc Trụ I, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy).

(HBĐT) - Từ nhiều năm qua, nhà văn hóa thôn, xóm là nơi thường diễn ra các hoạt động VH-VN, TD-TT truyền thống của cộng đồng dân cư. Bởi vậy nơi đây đã trở thành trung tâm sinh hoạt cộng đồng của mỗi thôn, xóm, tiểu khu góp phần bảo vệ và phát huy hiệu quả nhất các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời xây dựng những nếp sinh hoạt văn hóa văn minh trong cộng đồng dân cư.

 

Những ngày thu tháng 8 lịch sử, chúng tôi có dịp về Kim Bôi. Mảnh đất “chén vàng” trong những ngày “Tết Độc lập” rực rỡ cờ, hoa. Theo lời giới thiệu của đồng chí Bí thư chi bộ xóm Lạng, xã Kim Bình, chúng tôi đến thăm nhà văn hóa xóm Lạng, nơi đây, bà con đang tấp nập chuẩn bị những tiết mục văn nghệ đặc sắc để mừng Tết Độc lập. Với khuôn viên rộng hơn 400 m2 có cổng chào họa tiết cồng chiêng đặc sắc, một sân bóng chuyền và một nhà sàn rộng hơn 220 m2, nhà văn hóa xóm Lạng được xem là niềm tự hào của nhân dân trong xóm. Tự hào không chỉ bởi sự khang trang, nét văn hóa đặc trưng mà còn bởi đây là một công trình do chính nhân dân tự đóng góp xây dựng, thể hiện rõ nhất tình đoàn kết, chung sức, đồng lòng của nhân dân. Anh Quách Xuân Sách, Trưởng xóm Lạng chia sẻ:?Nhà văn hóa xóm Lạng được xây dựng từ năm 2007 do bà con trong xóm đóng góp mỗi hộ 240.000 đồng và tự nguyện góp ngày công lao động, ủng hộ nguyên vật liệu gỗ, cát, sỏi, xi măng để đầu tư xây dựng... Sau gần 3 tháng thi công, nhà văn hóa đã hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng trị giá hơn 600 triệu đồng. Có nhà văn hóa, bà con có nơi hội họp, nhiều chương trình tập huấn như: chăm sóc cây, chọn giống cây, giống vật nuôi, phòng trừ sâu bệnh, tuyên truyền phòng, chống cháy rừng, thiên tai, bão lũ; truyên truyền cổ động phòng, chống sốt rét, dịch lở mồm long móng, bảo vệ môi trường... được triển khai đến người dân để họ có thể tự biết cách phòng tránh. Nhà văn hóa còn là nơi vui chơi, giải trí của các cháu thiếu nhi vào những ngày lễ, tết, hội hè...

 

Hiểu được vai trò, ý nghĩa của nhà văn hóa, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, các địa phương đã huy động nguồn lực trong dân; tự khai thác, tìm cách tạo nguồn kinh phí mà không ỷ lại, trông chờ sự tài trợ của Nhà nước. Nhờ đó, nhiều nhà văn hóa đã được xây dựng với mức đầu tư vài trăm triệu đồng/nhà. Phong trào xây dựng nhà văn hóa đã trở thành phong trào của cả cộng đồng, được đông đảo người dân và cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh chung sức thực hiện. Đặc biệt, hưởng ứng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, nhiều tổ chức, đoàn thể, địa phương đã có cách làm sáng tạo để huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà văn hóa thôn, xóm. Tiêu biểu như LĐLĐ huyện Yên Thủy với phong trào đoàn viên công đoàn chung sức xây dựng NTM đã quyên góp ủng hộ hơn gần 300 triệu đồng hỗ trợ 5 xóm xây dựng nhà văn hóa. Tuy số tiền ủng hộ không nhiều nhưng từ “đòn bẩy” ban đầu đó, nhân dân đã đồng tình hưởng ứng, hiến đất, hiến công xây dựng nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Không chỉ ở Yên Thủy, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Nhờ đó, mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng khi được thông báo làm nhà văn hóa, bà con đều sẵn sàng đóng góp tiền của, ngày công xây dựng, nhiều cá nhân còn tự nguyện góp thêm tiền hoặc hỗ trợ các trang thiết bị cho nhà văn hóa. Chính quyền địa phương các cấp tích cực huy động nguồn kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn cùng góp sức xây dựng nhà văn hóa.

 

Đồng chí Bùi Đình Giót, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh nhận định: Nhà văn hóa thôn, xóm đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của nhân dân, giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Các nhà văn hóa vừa là nơi diễn ra các cuộc họp dân để phổ biến các chủ trương, chính sách của T.ư, địa phương, đây cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa tinh thần, các hội thi, hội diễn VH-VN, TD-TT các dịp lễ, tết… Bên cạnh đó, vào dịp lễ, tết, các nhà văn hóa  chính là nơi thu hút đông đảo con em trong thôn, xóm đến tham gia vào các trò chơi dân gian. Thông qua những hoạt động này đã gắn kết thêm tình làng, nghĩa xóm, góp phần củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 

                                                                                

 

                                                                                  Phương Linh

Các tin khác


Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục