(HBĐT) - Bà Bùi Thị Quyết - tên thường gọi là mế Cậy, sinh ra và lớn lên tại xã Nật Sơn, huyện Kim Bôi, một vùng sâu nghèo khó lâu đời. Dưới chế độ cai trị áp bức bóc lột của thực dân Pháp và chế độ phong kiến lang đạo hà khắc, người dân Nật Sơn khổ sở cùng cực, không có lối thoát. Riêng gia đình mế Cậy còn có hận thù sâu sắc với lang đạo Mường Rộc. Chỉ vì người anh cả của mế Cậy có học thức (thông thạo cả quốc ngữ và Hán ngữ). Bọn phong kiến lang đạo coi đó là cái gai cần phải nhổ để tránh hiểm hoạ bất ổn cho nhà lang. Do vậy, bọn chúng lệnh cho tay sai phải tìm cách trừ khử và chúng đã hành động bằng cách đầu độc chết tại mâm cỗ trong một bữa tiệc thịt thú rừng. Gia đình mế Cậy đầu đơn kiện tới quan Tuần phủ tỉnh Hoà Bình.

 

Do thiếu nhân chứng, vật chứng nên vụ kiện bị xử thua và còn bị phạt tiền rất nặng, vừa mất người lại thêm mất của,  gia đình mế Cậy tiêu điều, lụn bại, bèn quay sang theo đạo Thiên chúa giáo mong được dựa vào thế lực cha cố làm đối trọng với nhà lang. Nhưng cục diện về cơ bản vẫn không thay đổi, vì cha cố lại là người Pháp - đất nước của kẻ mệnh danh đi “bảo hộ” nhưng thực chất là đi xâm lược và là quan thầy kết nối khăng khít giữa thực dân và phong kiến.

Khi trường Hương sư được chuyển từ xã Tú Sơn về xã Nật Sơn vào đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước, gia đình mế Cậy đã tìm cách cho thằng Hai (con thứ 2 của mế Cậy) đến trường học. Các thầy giáo đến dạy học trường này không ai trụ được trọn 1 năm, thậm chí mới được nửa năm đã xin chuyển đi nơi khác do bất đồng và không chịu khuất phục lang Bạch Công Tịnh. Chỉ duy nhất có 1 người thầy là ông Nguyễn Cao Trứ quê ở Gia Viễn (Ninh Bình) là trụ được lâu hơn là vì lý do chính trị...  và cũng chính vì lý do này mà mế Cậy tìm được ánh sáng, mở ra chân trời mới cho gia đình mế và những người cùng cảnh ngộ bị áp bức bóc lột, đói nghèo ở Nật Sơn. Đó là việc thầy Trứ được anh Bùi Văn Kín giác ngộ cách mạng và trở thành 1 trong 5 người của tổ chức Việt Minh đầu tiên của Nật Sơn vào giữa năm 1943  - bắt nguồn từ Vĩnh Lạc (Mỹ Đức) qua anh Bùi Văn Kín có mối quan hệ với ông Nguyễn Viết Bàng, một cơ sở tin cậy của cách mạng và trở thành hội viên tổ Việt Minh ở Vĩnh Lạc, được giao nhiệm vụ về xây dựng cơ sở Việt Minh ở Nật Sơn. Mế Cậy được giáo Trứ tuyên truyền giác ngộ cách mạng đã trở thành hội viên tổ Việt Minh vào cuối năm 1943.  

Vào khoảng tháng 1/1944, khi cơ sở Việt Minh Nật Sơn đã lên tới 23 hội viên, vinh dự được đón đồng chí Trần Đăng Ninh, UVT.ư Đảng, Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ đến thăm phong trào cách mạng Nật Sơn và mở lớp huấn luyện cấp tốc cho cán bộ và quần chúng cách mạng, mế Cậy có mặt tham dự lớp học này. Được trực tiếp gặp cán bộ cao cấp Trung ương và được nghe giảng về cách mạng, nhất là phương pháp truyên truyền, vận động quần chúng đã nâng cao sự hiểu biết của mế, củng cố ý chí quyết tâm làm cách mạng. Trước hết, mế truyên truyền giác ngộ cách mạng trong gia đình, vì vậy chồng mế - bố Cậy hăng hái phấn chấn xin gia nhập Hội nông dân Cứu quốc. Có chuyện tế nhị và kịch tính: Khi bố Cậy gia nhập Hội nông dân Cứu quốc, bố tự đổi tên là “Bùi Gót Theo” (hàm ý là chồng theo gót vợ làm cách mạng). Kể từ đó và mãi mãi sau này, ông luôn ủng hộ và giúp đỡ vợ tạo điều kiện để vợ làm tốt công việc và có uy tín, ông lo toan mọi việc gia đình. Mế tuyên truyền được Giáo đạo Trần Hiện Sỹ và em gái họ là Bùi Thị Hiện vào Tổ Việt Minh Nật Sơn, mế tham gia hoạt động cách mạng và nuôi dạy các con trưởng thành, 3 người con của mế lớn lên đều tham gia công tác xã hội.

 

                                                                   Bùi Kim Thanh

                                                  Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh

 

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục