Cán bộ thư viện tỉnh kiểm tra, sắp xếp lại các kệ sách tiện cho việc tra cứu.

Cán bộ thư viện tỉnh kiểm tra, sắp xếp lại các kệ sách tiện cho việc tra cứu.

(HBĐT) - Thời đại số, cùng với sự xuất hiện phong phú, đa dạng các loại hình giải trí đồng thời cũng đánh dấu sự thụt lùi của văn hóa đọc. Mấy năm trở lại đây, thư viện luôn trong tình trạng đìu hiu, số lượng thẻ bạn đọc cấp hàng năm chỉ bằng 1/3 những năm trước đó. Nhìn “kho trí thức” dần bị lãng quên, những cán bộ thư viện không dấu niềm trăn trở. Họ đã và đang nỗ lực tìm hướng đi, cách làm để đưa sách đến với người đọc.

 

Đồng chí Lê Quốc Khánh, Giám đốc thư viện tỉnh cho biết: Thư viện tỉnh Hòa Bình được thành lập từ năm 1956, bước sang năm 2016 là đã tròn 60 năm tuổi. Hiện tại, thư viện có 18 cán bộ, viên chức. Thư viện đang quản lý khoảng trên 83.000 bản sách và điều hành 1 Webside Thuvienhoabinh.vn. Để chuẩn bị cho Thư viện số ra đời, trong những năm qua thư viện đã số hóa được 203.551 trang sách thuộc các loại sách như: Dư địa chí Hòa Bình, các tác phẩm văn học, khoa học, lịch sử địa lý, các luận án, luận văn viết về Hòa Bình, nghiên cứu về các dân tộc… thư viện luôn duy trì nề nếp việc mở cửa phục vụ bạn đọc cả ngày nghỉ ( thứ 7 hàng tuần). Tuy nhiên, số lượng độc giả đến với thư viên ngày càng thưa thớt. 9 tháng qua, thư viện cấp được 170 thẻ bạn đọc, con số này chỉ tương ứng với 1/3 số thẻ được cấp so với cùng kỳ ở những năm  trước đó. Số lượng độc giả còn hay lui tới thư viện chủ yếu là các cán bộ hưu trí và các em nhỏ bậc tiểu học, THCS, hầu như không có học sinh THPT và sinh viên các trường  chuyên nghiệp, rất ít bạn đọc là cán bộ, CCVC.

 

Nguyên nhân khiến cho nơi giữ “kho trí thức”  luôn vắng vẻ được cán bộ thư viện chỉ rõ: đây là thời đại bùng nổ các phương tiện thông tin, giải trí, của truyền hình số, mạng Internet. Thêm vào đó, hiện cơ sở vật chất của thư viện tỉnh  chưa đảm bảo. Thư viện không có không gian để đọc sách, ngay cả việc đến mượn sách nhiều bạn đọc cũng ngại vì không gian trật trội, nóng nực và không có chỗ để xe. Một phần cũng vì thư viện ít cập nhật được sách mới phục vụ bạn đọc… đó là những tồn tại không thể khắc phục trong thời gian ngắn. Vì vậy, để “kho trí thức” không bị lãng phí, CB, CC,VC Thư viện tỉnh đã luôn luôn nỗ lực đưa sách đi tìm người đọc. Từ đầu năm đến nay, thư viện đã tổ chức được 13 cuộc trưng bày sách phục vụ các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, của ngành và địa phương. Tháng 4/2015, Thư viện tỉnh đã phối hợp với Nhà sách Thái Hà mời diễn giả nổi tiếng nói chuyện cho trên 1.000 giáo viên và học sinh ở một số trường học trên địa bàn hiểu về giá trị của việc  đọc sách chuẩn bị kỹ lưỡng để tham gia liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách về chủ đề  “ Việt Nam đất nước con người” khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc , Thư viện tỉnh đã mang về  1 giải nhất toàn đoàn, 1 giải nhất cho đơn vị giới thiệu hay nhất. Mong muốn sách đến được với độc giả, thự viện đã tìm nhiều cách để đưa sách đến với người đọc. Trong năm 2015, thư viện đã tổ chức tặng sách cho Thư viện Công an tỉnh; Nhà văn hóa các xã Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hòa  (Kim Bôi) số sách trị giá hàng trăm triệu đồng. Trong tháng 9, thư viện tỉnh tiếp tục trưng bày sách phục vụ các chuyên đề Kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; Kỷ niệm 70 năm truyền thống ngành Văn hóa; đại hội Đảng bộ các cấp...

 

Đó là những nỗ lực không ngừng của thư viện nhằm góp phần khôi phục lại văn hóa đọc. Việc làm được không hề ít, nhưng theo như nhận định của đồng chí Lê Quốc Khánh, giám đốc thư viện tỉnh vẫn thấy các sự kiện trôi qua như “Đá ném ao bèo”. Số lượng độc giả đến với thư viện vẫn ở thế tuột dốc. Hiện tại, thư viện tỉnh đáng đứng ở vị trí thư viện hạng ba. Để duy trì được thứ hạng này trong thời gian tới và làm tròn được sứ mệnh khơi lại văn hóa đọc trong công chúng, thư viện tỉnh luôn mong muốn có được 1 trụ sở ổn định, không gian phù hợp và có 1 thư viện số để phát huy giá trị tài liệu số phù hợp với yêu cầu hiệ nay của độc giả.

 

 

 

                                                                      Thúy Hằng

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục