Nhiều sự kiện sách gần đây cho thấy mối quan tâm nhiều hơn của xã hội với việc phát triển văn hóa đọc. Nhưng mong sao, từ những khu vực trung tâm, đô thị, các hoạt động này sẽ đến nhiều hơn với nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi không chỉ thiếu sách, cần sách mà thậm chí… “đói sách”.

 

Bên trọng…

Hội chợ sách quốc tế, ngày hội sách Hà Nội vừa kết thúc tưng bừng, cuối tháng 10 đầu tháng 11 này sẽ có hội sách mùa thu đã theo nếp được tổ chức vài năm nay. Sang năm vào dịp Ngày sách Việt Nam 21-4, Ngày đọc sách thế giới 23-4, các hoạt động cổ xúy văn hóa đọc lại tiếp tục rộn rã. Đó là ở nội thành Hà Nội. Còn ở khu vực TP Hồ Chí Minh, ngày hội sách các năm qua càng sôi động với nhiều hoạt động lớn trưng bày sách, quảng bá, mua bán, giao lưu tác giả tác phẩm…

Những sự kiện đã thu hút được hàng chục nghìn bạn đọc yêu sách, đến tìm mua và tham gia các hoạt động giao lưu. Những hoạt động ngày càng nhiều hơn này với số sách bán được không nhỏ, đem lại nhiều đánh giá khả quan về sự cải thiện của tinh thần đọc sách. Cùng với vẻ tươi sáng hơn của văn hóa đọc vốn trong thời gian dài vẫn hay bị nhìn nhận một cách bi quan, ngán ngẩm với những nhận xét rằng công chúng ở ta không đọc, lười đọc, đọc thiếu chọn lọc…

Nhưng hãy xem, các sự kiện tưng bừng, rộn rã ấy tập trung chủ yếu ở đâu? Công viên Thống Nhất, Văn miếu Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long… ở Hà Nội. Và tại TP Hồ Chí Minh là trên một số tuyến phố lớn ở trung tâm thành phố. Đây là những nơi có không gian từ vừa phải đến rộng rãi, bảo đảm cho việc tập trung đông người, nhiều sách, lại ở trung tâm, thuận lợi về giao thông, dễ gây chú ý và lôi cuốn người quan tâm tìm đến. Gần như đã thành quen trong thời gian qua, cứ hội hè, hội ngộ sách vở, là nhà tổ chức, nhà làm sách, giới xuất bản, phát hành và công chúng lại tìm đến đó.

…Bên khinh?

Vậy còn những vùng nông thôn, miền xa, sâu ở các huyện, xã từ ngoại thành cho đến các tỉnh, có sách nào đến được, có sách nào “chịu” tìm về?

Đương nhiên, không phải cứ khu vực trung tâm đủ điều kiện thuận lợi để tổ chức các sự kiện sách, là có thể cho rằng những nơi khác cũng dễ dàng như thế. Tổ chức và tham gia các hoạt động này, các bên liên quan phải tính toán rất nhiều để đảm bảo hạn chế thấp nhất chi phí vận chuyển, trông nom, tổ chức được nhiều hoạt động hấp dẫn, triển khai bán sách, quảng bá ấn phẩm… sao cho có lãi về doanh thu và cả về mặt quảng bá thương hiệu, hình ảnh, ấn phẩm. Còn tổ chức những ngày hội sách ở các không gian thưa người, số dân ít, nhất là ở đó truyền thống, thói quen đọc sách chưa được gây dựng thành nếp như ở khu vực đô thị, thì đó là cả một bài toán không nhỏ cho các nhà đầu tư, tổ chức.

Nhưng nếu như vậy, thì những nơi xa xôi vốn đã ít sách, các điều kiện mua sách, đọc sách hạn chế, lại càng ít có cơ hội đón nhận, tận hưởng những hoạt động, sự kiện sách nhằm cải thiện tình trạng vắng lặng kéo dài.

Đã có những hoạt động của một số NXB đưa sách về giới thiệu, trao tặng học sinh tại các trường nông thôn, miền núi như chương trình “Chuyến tàu kể chuyện” của NXB Kim Đồng. Đã có chương trình “Sách hóa nông thôn” với mô hình “Tủ sách dòng họ”, “Tủ sách phụ huynh”… do anh Nguyễn Quang Thạch sáng lập, rất được người dân, các phụ huynh và học sinh hưởng ứng ở nhiều làng xã, trường học vùng nông thôn. Nhưng còn cần rất nhiều nữa các hoạt động liên hoan, hội chợ, ngày hội sách, cần nhiều chương trình, mô hình đưa sách về quê, lên miền núi. Và các sự kiện, hoạt động này cần được đưa vào chủ trương của nhà nước, vào chương trình của ngành văn hóa, xuất bản, đưa vào hoạt động của hệ thống thư viện cơ sở, hệ thống điểm bưu điện văn hóa xã…

Bắt tay xuất bản – văn hóa – địa phương

Ngoài việc tổ chức các sự kiện sách lớn ở thủ đô, các thành phố lớn, các đô thị trung tâm, ngành xuất bản và văn hóa cần có sự phối hợp với chính quyền các địa phương trong việc đưa những ngày hội của sách lan tỏa rộng rãi hơn với những quy mô phù hợp với các địa bàn cấp tỉnh, huyện, xã.

Để sách có thể lan tỏa rộng và sâu hơn, không cần và cũng khó có điều kiện tổ chức những ngày hội sách hoành tráng, thật nhiều đơn vị xuất bản tham gia. Mà cần tổ chức thường xuyên, thường niên hơn với những hình thức nhỏ gọn và các hoạt động gần gũi, sinh động để cuốn hút bạn đọc, nhất là với thiếu nhi nông thôn, miền núi như thi kể chuyện, thi giới thiệu sách, tặng sách, diễn tiểu phẩm từ sách, bán sách giảm giá, giao lưu bạn đọc với các tác giả - tác phẩm ở địa phương…

Những "ngày hội của sách" nên tìm đường về quê.

Mặt khác, bản thân các cấp, ngành quản lý vĩ mô cũng không thể liên tục đứng ra tổ chức các hoạt động này một cách rộng khắp. Như vậy, cần có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp sách, NXB, các thư viện, trường học… chủ động tổ chức sự kiện sách ở các địa bàn. Được cổ vũ, được tạo một số thuận lợi về cơ chế, chính sách, nhất là nếu có sự cởi mở chào đón của chính quyền các địa phương cơ sở, các doanh nghiệp sách và NXB sẽ hào hứng hơn và có những hình thức sáng tạo phù hợp để “đưa sách về quê”.

Bên cạnh đó, rất cần nghiên cứu phát huy các mô hình đọc sách, cung cấp sách nhiều hơn, với phương thức dễ tìm, dễ đọc hơn cho công chúng nơi xa. Những mô hình xã hội hóa đã phát huy hiệu quả thì nên xem xét hỗ trợ nhân rộng. Ví dụ như, việc khuyến khích lập tủ sách dòng họ, tủ sách phụ huynh hay các mô hình tương tự ở các địa bàn cơ sở. Cùng với đó, việc đưa sách về tận nơi để quảng bá, tặng và bán với mức giá phù hợp cho bạn đọc sẽ giúp cho người dân ở những nơi này, nhất là học sinh được tiếp cận, tiếp xúc với sách nhiều hơn, được tham dự các hoạt động về sách, từ đó kích thích và thúc đẩy việc đọc sách trong cộng đồng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Ngoài các hoạt động xuất bản nói chung, mong muốn phát triển văn hóa đọc đã được hiện thực hóa tích cực hơn trong những năm gần đây với nhiều hoạt động, sự kiện sách lớn, được công chúng quan tâm, dư luận đánh giá tốt. Nhưng làm thế nào để những hoạt động đó được phân bố rộng rãi hơn, để những vùng miền nông thôn, vùng sâu, vùng xa giảm dần tình trạng thiếu sách, “đói sách”, đó chính là ý nghĩa nhân văn, xã hội to lớn mà các ngày hội sách có thể giúp cải thiện tình hình.

 

 

                                                                               Theo Báo ND

 

 

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục