Nghệ nhân Bùi Thanh Mẻo, xã Dũng Phong (Cao Phong)  luôn nhiệt tình, tâm huyết truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Nghệ nhân Bùi Thanh Mẻo, xã Dũng Phong (Cao Phong) luôn nhiệt tình, tâm huyết truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh có gần 300 di tích, trong đó có 49 di tích khảo cổ, 15 di tích lịch sử cách mạng, 170 di tích lịch sử văn hoá, 64 di tích danh lam thắng cảnh, có 41 di tích được cấp bằng công nhận là di tích quốc gia, 27 di tích cấp tỉnh. Ngoài Bảo tàng tỉnh còn có hai bảo tàng tư nhân không gian văn hoá Mường và di sản văn hoá Mường được thành lập lưu giữ hàng chục nghìn hiện vật, cổ vật quý hiếm, giá trị về lịch sử, văn hoá... Theo thời gian, những giá trị về văn hoá, lịch sử được lưu truyền, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những người làm văn hoá.

 

Say mê giữ hồn dân tộc và truyền sử  

Đối với người Mường, cồng chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ mà còn có ý nghĩa về giá trị văn hoá tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Tiếng chiêng là hồn phách xứ Mường, người đánh cồng chiêng được ví như người giữ hồn chiêng Mường. Cồng chiêng được truyền từ đời này sang đời khác như một vật gia bảo. ở Cao Phong, nhắc đến nghệ nhân Bùi Thanh Mẻo, xóm Bãi Bệ I, xã Dũng Phong gần như ai cũng biết. Hơn 60 năm tuổi đời, nghệ nhân Bùi Thanh Mẻo đã có gần 40 năm gắn bó với cồng chiêng. Say mê với loại nhạc cụ cổ của dân tộc, khi làm cán bộ văn hóa xã, ông có điều kiện đi sâu nghiên cứu chiêng Mường, sưu tầm các bài chiêng cổ. Không chỉ nhuần nhuyễn, thuần thục với tay chiêng, ông còn tích cực truyền bá văn hoá cồng chiêng cho thế hệ trẻ,  tham gia tập luyện cho nhiều chương trình trình tấu cồng chiêng quy mô lớn ở huyện và tỉnh. Với bất kỳ ai, là học sinh hay người dân trong, ngoài địa bàn muốn tìm hiểu về cồng chiêng ông sẵn sàng, nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy với tình yêu và cái tâm của người nghệ nhân, mong muốn nâng tầm giá trị cồng chiêng trong đời sống hiện đại.  

Cũng bởi nặng lòng với văn hoá dân tộc, ông Bùi Thanh Bình, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) luôn trăn trở về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cổ truyền, đặc biệt là dân tộc Mường. Công tác trong ngành văn hóa - du lịch, bằng niềm đam mê và tâm huyết, ông không quản vất vả, tốn kém thời gian, tiền bạc đi đến hầu khắp các vùng Mường trong tỉnh để nghiên cứu, sưu tầm. ông còn lặn lội đến các tỉnh có người Mường sinh sống như Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ sưu tầm các di vật, cổ vật, có thêm kiến thức, hiểu biết về lịch sử, văn hóa Mường. Từ đó ông đã thành lập Bảo tàng di sản văn hoá Mường hiện trưng bày gần 6.000 hiện vật các loại, trong đó có những cổ vật quý như trống đồng, chiêng, đồ gốm cổ có niên đại cách đây hàng nghìn năm được sắp xếp, trưng bày một cách khoa học, hợp lý gắn với những giai đoạn phát triển của văn hóa Mường.  

Gặp thuyết minh viên Nguyễn Thị Hải Ly, cán bộ Ban Quản lý di tích tỉnh khi chị đang chuẩn bị kế hoạch cho buổi giới thiệu, tuyên truyền di tích Địa điểm huấn luyện chính trị và Đại hội trù bị II Đảng nhân dân Lào cho các em học sinh trong khuôn khổ chương trình hoạt động phối hợp giữa Ban quản lý di tích tỉnh và Sở GD &ĐT chị chia sẻ: Với mỗi thuyết minh viên việc chuẩn bị tốt kiến thức, tư liệu về điểm di tích sẽ thuyết minh có vai trò hết sức quan trọng, phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, bởi đó là những dữ liệu lịch sử, chỉ một sai sót nhỏ cũng là nghiêm trọng. Bên cạnh đó cũng phải tìm hiểu bổ sung những kiến thức xung quanh điểm di tích để có thể trả lời những câu hỏi có liên quan đến di tích của du khách tham quan. Đã từng thuyết minh cho nhiều đối tượng, từ các đoàn khách quốc tế, trong nước, tại các sự kiện lớn của tỉnh, công việc thuyết minh cũng mang lại cho chị niềm thú vị, tự hào vì góp phần truyền đạt những thông điệp từ lịch sử đến với mọi người.  

Và những trăn trở  

Thời gian qua, công tác bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa  lịch sử được quan tâm, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Do nguồn kinh phí đầu tư tôn tạo, bảo tồn các điểm di tích hạn chế nên việc khai thác chưa phát huy  hiệu quả, chưa thu hút được nhiều du khách đến với điểm di tích, ngoài một số điểm di tích mang yếu tố tâm linh như chùa Tiên, đền Bờ Việc  truyền thụ văn hóa dân tộc chủ yếu nhờ vào các nghệ nhân dân gian. Họ gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình một cách tự nguyện chứ không được hỗ trợ gì nhiều, do đó không có sự ràng buộc về trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ văn hóa chủ yếu làm công tác chuyên môn, những người có trình độ chuyên môn cao, hiểu rõ văn hóa dân tộc không nhiều. Đối với đội ngũ thuyết minh viên hiện chưa nhiều, ngoài  các thuyết minh viên của Bảo tàng tỉnh, Ban Quản lý di tích chùa Tiên thành lập được một tổ thuyết minh viên, Ban Quản lý di tích tỉnh hiện mới có 1 cán bộ kiêm thuyết minh viên. Theo lãnh đạo ngành VH -TT&DL, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó tăng cường bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong giao tiếp cho đội ngũ thuyết minh viên, xây dựng đội ngũ thuyết minh viên chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong công việc.  

                                                                            

                                                                                      Hà Thu

 

 

 

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục