Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

 

 

Khi nghĩ về thầy của ta, nét nghĩa đầu tiên của danh từ này dành chỉ những người được đào tạo về năng lực sư phạm. Đời mỗi người, ai cũng có thầy: số lượng thầy phản ánh sự học của ta.

Thầy - cô giáo: Cách gọi chia theo giới tính giáo viên cho ta cận cảnh người thầy theo ký ức của cuộc đời. Có thể nói, không ai có thể nhớ hết khuôn mặt hoặc tên của các thầy trong suốt quãng đời đi học. Theo suốt cuộc đời, chẳng có người học trò nào gọi điện, thăm hỏi hoặc đến tặng hoa cho tất cả các thầy mà mình đã học... Song tình nghĩa trong lòng trò khi nghĩ về  thầy vẫn luôn đong đầy.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 có từ năm 1982 nhưng truyền thống trọng thầy đã có từ hàng ngàn năm: đó là một giá trị của nền văn hiến Việt Nam. “ơn cha mẹ, nghĩa  thầy trò” là ý nghĩa căn bản của đạo lý làm người, là nét đẹp nhân văn truyền thống của dân tộc ta. Từ xa xưa tục ngữ có câu “Không thầy đố mày làm nên”.

Sự đúng mực, làm tròn bổn phận của người hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, biết trân trọng thầy, cô là sự biểu thị của người công dân có giáo dục văn hoá, nề nếp gia phong. Những con người ấy sẽ sống có nghĩa, có tình, thủy chung và trung thành với Tổ quốc.

Người xưa kính thầy như cha nên có từ “sư phụ”. Không trò nào nhớ hết các thầy đã dạy trong nhà trường, mà các thầy cũng không tài nào nhớ hết các trò ngoài những trò giỏi và thành đạt. Thầy có trò nổi danh là niềm hãnh diện, nó làm thầy ngẫm đến câu “Con hơn cha là nhà có phúc”: Cái phúc này không khu biệt trong nhà, trong họ mà ở phạm vi rộng hơn. Sự học như những nấc thang tri thức mà mỗi người tuỳ theo sức của mình mà học. Trò giỏi hơn thầy là phúc lớn của cuộc đời nhà giáo.

Làm thầy là làm nghề dạy học, nghề thanh cao, sống thanh bạch nhưng chẳng mấy thanh nhàn. Có người ví làm thầy như bãi cát dài đỡ mình cho những con sóng: con sóng sau đưa đi con sóng trước, xoá sạch dấu vết cưu mang. Làm thầy là làm người lữ hành, người đưa đò, một hình ảnh đương đầu vất vả:

“Khách sang sông, ông lái về bến cũ

Một đời bạn hữu với trăng nước mênh mông”.

Một môn học ta có một thầy, một đời học ta có rất nhiều thầy: Những người đã nhẫn nại “chèo, đưa đò” để chở các trò  tới những bờ bến của kiến thức, chở tới tương lai... Chở xong, thầy lại trở về trong niềm vui lặng lẽ để rồi lại bắt đầu những chuyến đò khác mà khách là các trò mới.

Vâng, các thầy của ta có người đã mất, có người còn sống nhưng tóc đã bạc, có người còn dạy học nhưng cũng có người đã nghỉ hưu. Nhớ đến các thầy là nhớ đến sự lao động tâm huyết, trí tuệ và kiến thức mà thầy đã truyền thụ cho ta. Thầy của chúng ta không chỉ riêng các thầy trong nhà trường mà rộng ra còn có các thầy trong trường đời. Mỗi lĩnh vực đều có những người có trình độ bậc thầy. Khái niệm “thầy” được mở rộng theo khát vọng tri thức, cầu tiến, hiếu học. Bác Hồ của chúng ta, từ buổi đầu lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận thức sâu sắc chiến lược xây dựng nước nhà mở đầu bằng diệt giặc dốt... để rồi như người đã dạy “Vì lợi ích trăm năm trồng người” mà sự nghiệp lớn lao đầy trọng trách đặt lên vai nhà giáo để đào tạo ra những thế hệ học trò tốt, người công dân tốt. Không những chỉ có lòng tốt mà phải khao khát vươn lên, cống hiến, hun đúc những ước mơ thành những tinh hoa, tuấn kiệt cho đất nước. Nhớ lời Bác Hồ dạy “Dạy trẻ như trồng cây non, trồng cây đúng cách sẽ lên cây tốt, sau này các cháu thành người tốt”. Vì vậy, có lẽ vinh dự của nghề dạy học (vinh dự của những người hàng ngày còn đứng trên bục giảng hay đã về nghỉ hưu) đều mong muốn học sinh của mình sẽ trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. Dù công danh vinh hoa đến mấy, dù công việc hay chức vụ cao hơn nghĩa hiểu lẽ đời, đạo nghĩa thì vẫn luôn nhận mình là học trò của thầy cũ. Hãy để thầy “khoe” thành quả của đời mình, là nhắc tên các học trò ưu tú, niềm vui ấy là sự đền đáp công ơn các thầy. Người học trò của các thầy không những tiếp thu kiến thức qua lời dạy trên lớp mà còn có ảnh hưởng của thầy, cả về ngôn ngữ, cử chỉ và cách sống. Vì vậy, người thầy cần luôn rèn luyện phẩm chất, lối sống đầy nhân cách.

Ngày 20/11, ngày nhà giáo Việt Nam: Một đời làm người lái đò cần mẫn, luôn nghĩ đến các trò - Những người học trò hôm nay dù ở lứa tuổi nào, cương vị nào thì trong hành trang vào đời vẫn luôn lung linh trong tim hình ảnh người thầy với lòng biết ơn chân thành nhất như câu thơ:

“Trang trời xanh thẳm hôm nay

Phấn xưa đã kết thành mây trắng đầu

Sông đời bất chợt nông sâu

Nhờ thầy, em bắc chiếc cầu chữ tâm”.

 

 

 

 

                                                                      Văn Song (T.T.V)

 

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục