Dự án khu vui chơi giải trí cao cấp suối khoáng Kim Bôi, xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì được cấp phép đầu tư năm 2008 nhưng hiện đang dang dở, bỏ không.

Dự án khu vui chơi giải trí cao cấp suối khoáng Kim Bôi, xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì được cấp phép đầu tư năm 2008 nhưng hiện đang dang dở, bỏ không.

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho huyện địa hình có nhiều đồi núi, sông suối, thác nước với hệ thống các hang động huyền ảo, nhiều thác nước, những cánh rừng nguyên sinh, thung lũng thơ mộng, thắng cảnh nên thơ, khí hậu trong lành mát mẻ. Đặc biệt, huyện sở hữu nguồn nước khoáng quý giá.

 

Nguồn suối khoáng Kim Bôi được coi là nguồn “vàng trắng” của huyện để phát triển du lịch trên địa bàn. Kim Bôi còn là vùng đất nổi tiếng về văn học dân gian, lễ hội văn hóa đặc sắc, có các ngành nghề thủ công truyền thống, văn hóa cồng chiêng mang đậm nét bản sắc độc đáo của tộc người Việt- Mường. Cách Thủ đô Hà Nội trên 60 km, giao thông đi lại thuận lợi... cho Kim Bôi có nhiều lợi thế  lớn trong phát triển ngành du lịch.

 

Đồng chí Bùi Tân Cảnh, Trưởng phòng VH&TT huyện Kim Bôi cho biết: Xác định vai trò quan trọng của ngành du lịch, huyện đã xây dựng Đề án Phát triển du lịch huyện Kim Bôi giai đoạn 2011- 2015. Hiện, toàn huyện có 2 khách sạn được xếp hạng gồm 145 phòng, 310 giường (VResort Kim Đức, xã Vĩnh Tiến và Khách sạn Công đoàn Việt Nam, Mớ Đá, xã Hạ Bì), 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu gồm 135 phòng, 260 giường (Trung tâm Điều dưỡng Người có công, Cửu thác Tú Sơn) và 32 cơ sở lưu trú trong đó có 22 cơ sở nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh. Hoạt động kinh doanh du lịch đi kèm với dịch vụ nghỉ dưỡng, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng l­ưu niệm, đồ thủ công truyền thống với tổng số 643 phòng, 1.100 gi­ường. Các điểm du lịch Mớ Đá, xã Hạ Bì và Vresort, xã Vĩnh Tiến đã và đang thu hút đông khách du lịch đến tham quan, nghỉ d­ưỡng cùng với hệ thống các nhà nghỉ, nhà hàng trên địa bàn do tư­ nhân đầu t­ư, khai thác. Bình quân hàng năm, huyện Kim Bôi đón trên 15 vạn l­ượt khách đến tham quan, du lịch, nghỉ d­ưỡng. Đến năm 2015, doanh thu từ du lịch đạt trên 150 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Tân Cảnh, kết quả mà ngành “công nghiệp không khói” đạt được vẫn chưa tương xứng đáng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Hiện nay, “nút thắt” phát triển du lịch mà huyện Kim Bôi đang phải đối mặt là: Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực du lịch ở cấp huyện và các cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Cụ thể, Phòng VH&TT huyện chưa có cán bộ chuyên trách để tham mưu cho UBND và Ban chỉ đạo Du lịch cấp huyện trong việc quản lý, kiểm tra, định hướng cho sự phát triển của ngành. Việc đầu tư cho các thiết chế hạ tầng du lịch đã có sự quan tâm, đầu tư nhưng còn rất khiêm tốn chưa xứng tầm với sự phát triển, nhu cầu và tiềm năng tài nguyên du lịch của huyện. Đặc biệt, thời gian qua, việc đầu tư vào hạ tầng du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân và thực sự chưa phát huy hiệu quả. Điều này thể hiện rõ ở một số đơn vị đã triển khai xây dựng chậm tiến độ hoặc xây dựng dang dở không hiểu vì lý do gì như:  Điểm du lịch cao cấp Lạc Hồng, xóm Khai Đồi, xã Sào Báy có diện tích 8 ha, dự kiến đón khách vào năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành hay Dự án khu vui chơi giải trí cao cấp suối khoáng Kim Bôi, xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì được cấp phép đầu tư năm 2008, dự kiến đi vào hoạt động vào năm nay nhưng hiện đang đầu tư dang dở, bỏ không…Việc chấp hành pháp luật về du lịch của một số cơ sở hoạt động, kinh doanh dịch vụ du lịch chưa nghiêm túc, nhất là chế độ thông tin, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của huyện chưa thường xuyên. “Mường Động với nền văn hóa giàu bản sắc nhưng chưa có các loại hình du lịch cộng đồng, tâm linh, văn hóa cũng là những trăn trở của những người làm công tác quản lý Nhà nước về du lịch”- đồng chí Bùi Tân Cảnh chia sẻ.

 

Trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015- 2020 đã xác định: “…phấn đấu đến năm 2020 huyện Kim Bôi phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và du lịch chất lượng cao”. Để du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thời gian tới, Ban chỉ đạo du lịch huyện đề ra các biện phát chủ yếu như: Tiếp tục chỉ đạo ngành chức năng tiếp tục tham mưu đề đề xuất xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng du lịch sinh thái nhằm thu hút đầu tư khai thác nâng cấp những điểm hiện có và các điểm đang còn là tiềm năng mang tính đặc thù của địa phương, tạo việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, huyện chú trọng công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản, giá trị văn hóa. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, tài nguyên du lịch của huyện. Xây dựng các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn du khách. Thu hút vốn đầu tư du lịch theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân làm du lịch. Huyện cũng  có cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho 6 dự án không hoạt động và 3 dự án dãn tiến độ trong năm 2014- 2015 sẽ tiếp tục tái khởi động đầu tư, xây dựng, hoàn thiện các hạng mục, phân khúc các hợp phần để đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ nhu cầu thăm quan, du lịch, nghỉ dưỡng của du khách. Kiên quyết thu hồi các dự án hoạt động kém hiệu quả, không hoạt động để các nhà đầu tư mới khai thác.

 

 

 

                                        Hương Lan

 

 

 

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục