Màn trình tấu cồng chiêng của nhân dân xã Tân Phong (Cao Phong) trong ngày khai hội chùa Quoèn Ang năm 2015.

Màn trình tấu cồng chiêng của nhân dân xã Tân Phong (Cao Phong) trong ngày khai hội chùa Quoèn Ang năm 2015.

(HBĐT) - Không quàn xác người qua đời và tổ chức tang lễ quá 48 tiếng; các hủ tục lạc hậu gây lãng phí, tốn kém trong việc cưới dần loại bỏ; nhiều hoạt động văn hoá - văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc trong các lễ hội được giữ gìn và phát huy... Đó là những điểm nhấn trong thực hiện nếp sống văn hoá mới ở Mường Thàng - Cao Phong những năm qua.

 

Ông Bùi Văn Liện, 60 tuổi ở xã Đông Phong cho biết: Trước đây, việc tổ chức việc cưới trong nhân dân còn nhiều thủ tục lạc hậu, rườm rà mang nặng tính phô trương, hình thức, nặng thách cưới... như tục tảo hôn; việc con gái đi lấy chồng phải mang nhiều chăn, gối làm lễ vật biếu những người thân trong gia đình chồng. Hiện nay, các đám cưới được tổ chức đơn giản, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện thực tế và truyền thống văn hoá của địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Các thủ tục dạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới, đón dâu... được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, không phô trương, hình thức. Các lễ vật trong đám cưới được người ta mang đến gọn gàng, nhẹ nhàng, tiết kiệm hơn. Cùng với đó, tục tảo hôn cũng đã được hạn chế, việc đăng ký kết hôn được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật. Các phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát huy. Việc tổ chức đám cưới đã được thực hiện phù hợp theo quy ước, hương ước của xã, xóm.

 

Cùng với việc bài trừ, xoá bỏ các hủ tục trong việc cưới, những năm qua, huyện Cao Phong đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh (NSVM) trong việc tang. Nhờ vậy đã tạo sự chuyển biến rõ nét về xây dựng nếp sống văn hoá trong việc tang trên địa bàn huyện. Đồng chí Bùi Thanh Bịnh, cán bộ văn hoá xã Dũng Phong chia sẻ: Hiện nay, việc tổ chức tang lễ trong nhân dân ở xã Dũng Phong đều được thực hiện theo nếp sống mới. Tang lễ được tổ chức trang trọng, phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc. Thời gian tổ chức lễ tang được thực hiện đúng quy định, không kéo dài trong nhiều ngày. Các hủ tục lạc hậu trong tang lễ đã cơ bản loại bỏ. Người dân không mời thầy cúng về yểm bùa, trừ tà và thực hiện nhiều thủ tục rườm rà, lạc hậu. Khi các gia đình có đám tang, các ban, ngành, đoàn thể, KDC và bà con hàng xóm cùng giúp đỡ gia đình tang chủ tổ chức lễ tang một cách chu đáo. Đặc biệt, việc rắc tiền thật trong khi đưa tang đã được xoá bỏ; việc rắc tiền vàng mã từng bước được hạn chế. Thời gian quàn thi hài và tang lễ không quá 48 giờ. Người mất được chôn cất chu đáo, đúng nơi quy định. Cùng với đó, việc thực hiện NSVM trong lễ hội cũng được cấp uỷ, chính quyền các cấp ở Cao Phong đặc biệt chú trọng. Theo thống kê, trên địa bàn huyện Cao Phong hiện có nhiều lễ hội gắn với phong tục, tập quán, tâm linh, tín ngưỡng của địa phương được phục dựng, gìn giữ và duy trì. Trong đó, nổi bật là 6 lễ hội được tổ chức hàng năm như lễ hội chùa Khánh (Yên Thượng), chùa Quoèn Ang (Tân Phong), Khai hạ (Xuân Phong), Khai mùa (Dũng Phong) và lễ hội đền thác Bờ (Thung Nai). Hàng năm cấp uỷ, chính quyền các cấp ở Cao Phong đã chú trọng làm tốt quản lý theo quy định góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hoá, tín ngưỡng lành mạnh của nhân dân...

 

Theo đánh giá của UBND huyện Cao Phong, để có được những kết quả nêu trên là do huyện đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền tổ chức triển khai thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang và lễ hội ngay từ cơ sở. Trong đó, lấy việc gắn kết chặt chẽ việc thực hiện NSVM với các phong trào thi đua ở các nơi. Đồng thời, tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm khơi dậy, phát huy tính tự quản của nhân dân thông qua việc xây dựng và đưa việc thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào các hương ước, quy ước ở KDC. Từ đó làm cho người dân hiểu rõ, hiểu đúng, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng người dân và cộng đồng dân cư trong bài trừ, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng NSVM, giữ gìn những phong tục tập quán, bản sắc văn hoá tốt đẹp, lành mạnh của dân tộc ở địa phương.

 

                                                                                     

                                                                         Mạnh Hùng 

 

 

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục