Thanh niên Hang Kia thể hiện sức khỏe, dẻo dai trong giã bánh.

Thanh niên Hang Kia thể hiện sức khỏe, dẻo dai trong giã bánh.

(HBĐT) - Đối với người Kinh, bánh chưng là thứ bánh đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc thì đối với đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia, bánh dầy cũng không thể thiếu cho mỗi dịp Tết về. Bánh dầy tượng trưng cho trời đất, sự an lành phồn thịnh của cuộc sống, là tượng trưng cho một năm gặt hái mùa màng bội thu, là thứ bánh để cúng ông bà cha mẹ, thay cho lời mời ông bà cha mẹ đa khuất về ăn tết cùng con cháu. Chiếc bánh tròn trĩnh, trắng trong gói gọn trong chiếc lá chuối, mùi hương của gạo nếp hương tỏa ra cùng với hương lá chuối, sự kết hợp đó tạo nên hương vị tuyệt vời như thể chỉ có bánh dầy hợp với lá chuối và cũng chỉ có lá chuối mới gói hợp với bánh dầy.

 

Trước kia, người Mông ở Hang Kia làm bánh dầy vào những dịp lễ Tết. Giờ đây, các hoạt động du lịch được phát triển, để thể hiện sự hiếu khách cũng như giới thiệu về những nét truyền thống của dân tộc mình, người dân nơi đây cũng tổ chức làm bánh dầy để các du khách đến thăm được tìm hiểu. Các chàng trai với cánh tay thoăn thoắt đưa lên hạ xuống chiếc chày để làm nhuyễn từng hạt gạo. Những cô gái cũng nhanh tay không kém để lăn bánh, nặn bánh, gói bánh vào chiếc là chuối đã cắt sẵn. Tất cả những động tác đó đều thệ hiện cho người xem thấy được anh chàng này, cô gái kia, họ khỏe mạnh, họ khéo tay đến nhường nào. Trong hoạt động giã bánh dày, dường như người xem cũng hiểu được một phần con người, cá tính của người làm bánh. Chị Giàng Thị Sao, người hướng dẫn chúng tôi thăm quan bản giới thiệu về cách làm bánh: Bánh dầy nhìn đơn giản, nhưng để làm được chiếc bánh ngon, người làm phải chú ý nhiều công đoạn từ khâu chọn gạo đến việc nấu ra sao. Ở đây, người dân làm bánh bằng gạo nếp nương vừa thơm, vừa dẻo. Trong quá trình đồ xôi, người nấu không được nếm thử, vì theo quan niệm người xưa, nếu nếm thử khi giã xôi sẽ bị dính hoặc vung ra khỏi máng. Để gạo chín nhanh và dẻo ta phải đậy lá chuối lên bề mặt. Khi đồ xong, phải mang xôi còn nóng ra giã luôn để đảm bảo độ dẻo, nhuyễn của bánh, lúc nặn bánh mềm mà không bị nứt. Điều đặc biệt phải quan tâm khi nặn bánh, người nặn phải xoa lòng đỏ trứng gà đã luộc lên đều tay, xoa lên các dụng cụ nặn bánh để bánh không bị dính.

 

 

               Du khách  tham gia nặn bánh dầy.

 

Anh Giàng A Lư, vừa được một anh bạn thay phiên vào giã bánh, vừa lau mồ hôi vừa nói với chúng tôi : “Giã bánh dầy chỉ bọn con trai khỏe mạnh mới làm được. Ở đây, nhiều nhà phải giã chung để hỗ trợ sức không mệt lắm!. Nếu không nhanh tay, không dứt khoát chày sẽ bị dính vào gạo, khó nhấc lên được, vừa mất sức, bánh lại không mềm đều. Lúc đầu dùng chày giã nhẹ cho xôi quyện và dính, sau đó dùng hết sức để giã đến khi dẻo, mịn là bánh đã đạt yêu cầu. Còn khâu nặn bánh, gói bánh là phụ nữ làm”.

 

Tùy theo từng dòng họ, có dòng họ chỉ nặn bánh nhỏ vừa ăn, có dòng họ bên cạnh những chiếc bánh nhỏ, họ nặn thêm hai chiếc bánh to, tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, đôi bánh này phải để qua 3 ngày lễ tết mới được ăn. Sự khác biệt với bánh dầy của người Mông với người miền xuôi là chiếc bánh của người Mông không hề có nhân bên trong, không cho gia vị. Người ăn có thể ăn nóng, cũng có thể để nguội rồi đem rán hoặc nướng ở bếp lửa chấm với mật ong để ăn. Làm bánh dầy là một nét văn hóa không thể thiếu của người Mông ở Hang Kia, nhiều du khách đến tham quan đều không thể bỏ qua việc tham gia cùng làm bánh với người dân nơi đây.  

 

 

 

 

                                                                 Nguyễn Tuyết (CTV)

 

 

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục