Người dân xã Suối Nánh (Đà Bắc) xuống chợ sắm tết.

Người dân xã Suối Nánh (Đà Bắc) xuống chợ sắm tết.

(HBĐT) - Năm hết, tết đến, có lẽ một trong những công việc “ngốn” nhiều thời gian của chị em phụ nữ là sắm tết. Từ lựa chọn thực phẩm, trang hoàng nhà cửa cho đến chậu hoa, cây cảnh đều được các chị lựa chọn tỉ mỉ, bởi ai cũng mong muốn một cái tết đầy đủ để khởi đầu năm mới may mắn. Cùng chung tâm lý ấy, đồng bào dân tộc Mường, Thái, Tày thuộc các xã vùng lòng hồ sông Đà, huyện Đà Bắc cũng háo hức chờ đón phiên chợ cuối năm để lựa chọn những sản phẩm tốt nhất cho ngày tết và cũng để đem bán những sản vật đặc sản của núi rừng nhưng không thể thiếu trong ngày tết.

 

Vượt hơn 70 km đường dốc quanh co, chúng tôi đến chợ phiên Cửa Nánh, xã Suối Nánh vào những ngày áp tết, khi bà con nơi đây  nhộn nhịp mua sắm để chuẩn bị đón một cái tết đầm ấm, khang trang. Phiên chợ Nánh được họp 3 phiên vào các ngày mồng 1, 11 và 21 hàng tháng. Tuy nhiên, trước đó một ngày đã là phiên chợ đón. Thuyền hàng thường ghé bến từ chiều hôm trước, 5 giờ sáng hôm sau thương lái tất bật chuyển hàng lên chợ. Nói là chợ phiên miền núi nhưng các mặt hàng rất phong phú, đa dạng. Thương lái đến từ các tỉnh, trong đó nhiều nhất Phú Thọ, Sơn La, Bắc Ninh, Hòa Bình. Mỗi tỉnh có những mặt hàng, sản phẩm đặc trưng riêng, trong đó các thương lái miền núi như Sơn La, Hòa Bình chủ yếu là hàng thổ cẩm, thịt, cá. Bắc Ninh, Nam Định là các mặt hàng khô, quần áo, giày dép.

 

Chị Trần Thị ánh một thương lái quê ở Bắc Ninh nhưng đã có 16 năm ngược xuôi các phiên chợ vùng lòng hồ Hòa Bình tất bật với gian hàng quần áo chia sẻ: “Tôi bán hàng quần áo tại các phiên chợ lòng hồ từ năm 2000 nhưng những phiên chợ tết bao giờ cũng lấy thêm một số mặt hàng mà bà con cần để bán. Một điều tôi rất thích khi mua bán với bà con trên này là họ thật thà nên rất đáng quý”.

 

Mới 6 giờ sáng, khi những mặt hàng đã được sắp xếp theo gian, người dân tại các thôn, làng đã tấp nập xuống chợ. Họ gánh ngô, sắn, măng rừng, các loại vật nuôi để bán và mua lại những mặt hàng cần thiết như gạo, mắm muối, quần áo, giày dép. Chị Bùi Thị Quynh, xóm Bưa Sen, xã Suối Nánh cho biết: Nhà cách trung tâm huyện hơn 80 km, may mà có chợ phiên nếu không thì phải xuống tận chợ Đà Bắc để sắm tết. Được cái chợ phiên bây giờ có đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, rất thuận tiện. Đặc biệt, có những mặt hàng chỉ bà con vùng cao mới có nhu cầu như đồ trang phục dân tộc cũng được bày bán nhiều.

 

Người mua, người bán nhưng cũng có những người đi chợ phiên nhưng chỉ để ngắm rồi gặp gỡ bạn bè từ các bản, làng xuống để hàn huyên, trò chuyện. Bà Bùi Thị Sa ở xã Đồng Nghê là một người như thế. Chúng tôi tình cờ gặp bà tại phiên chợ Nghê khi bà đem bán những cân hạt bí đã được phơi khô. Nhà cách chợ Nghê không xa nhưng từ chiều hôm trước bà đã rời bản lên đường đến ngủ chơi nhà người quen để xem phiên chợ đón rồi sáng sớm hôm sau lại dậy thật sớm để đi phiên chợ chính. Vào phiên chợ chính, bà chẳng mua gì nhiều mà chỉ ghé qua sạp hàng của những chị bán hàng thổ cẩm, hàng trang phục dân tộc do những người phụ nữ Thái chuyển về tư Sơn La hoặc ghé vào hàng khăn để mua cho cháu những chiếc khăn von xanh, đỏ, có khi là mảnh thổ cẩm hoặc vài ba cuộn chỉ màu để thêu dệt nhưng bà vẫn rất vui và háo hức với những phiên chợ như thế. Bởi ở chợ phiên, bà được gặp gỡ với rất nhiều người.

 

Trở về TP Hòa Bình trong lòng mỗi chúng tôi đều giữ lại những ký ức đẹp cho riêng mình. Đó là bầu trời đêm huyền ảo trên sông nước, là người phụ nữ già quẩy vài ba nải chuối rừng vội vàng bước chân leo dốc cho kịp những ngày chợ phiên ngày tết, là những gánh lá rong xanh mướt được chất lên thuyền trở về xuôi, mang theo chút hương sắc ngày xuân của núi rừng Đà Bắc.

 

 

                                                                                  P.L

 

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục