Câu chuyện tình của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và nữ thi sĩ Xuân Quỳnh từ lâu đã trở thành một biểu tượng cho tình yêu quá đỗi ngọt ngào và sâu đậm.

Câu chuyện tình của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và nữ thi sĩ Xuân Quỳnh từ lâu đã trở thành một biểu tượng cho tình yêu quá đỗi ngọt ngào và sâu đậm.

Cố nữ sĩ Xuân Quỳnh và cố nhạc sĩ Thuận Yến đều có tên trong danh sách xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực Âm nhạc và lĩnh vực Văn học.

 

Ngày 25/4, Bộ VH,TT&DL công bố danh sách hồ sơ đủ điều kiện trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về Văn học nghệ thuật.

Theo đó, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức các Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học nghệ thuật lĩnh vực: Sân khấu, Âm nhạc, Kiến trúc, Múa, Văn nghệ dân gian, Văn học, Điện ảnh, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật.

Căn cứ kết quả bỏ phiếu của Hội đồng, danh sách hồ sơ đủ điều kiện đã được đăng tải trên web điện tử của Bộ để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 15 ngày trước khi hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng cấp Nhà nước.

Theo danh sách hồ sơ, lĩnh vực Âm nhạc có nhiều hồ sơ được xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” nhất gồm 8 hồ sơ của các tác giả: Chu Minh, Hoàng Hà - Cẩm La, Thuận Yến, Nguyễn Trọng Bằng, Doãn Nho, Phạm Minh Tuấn, Đinh Ngọc Liên, Vũ Văn Ký. Lĩnh vực này cũng có 29 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước”.

Lĩnh vực Điện ảnh, có 1 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” cho tác giả Vũ Thị Lệ Mỹ với các phim khoa học “Cánh kiến đỏ, Giảm thiểu bất hạnh” và hai phim tài liệu “Vì cuộc sống bình yên””, Nơi chiến tranh đã đi qua” và 24 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước”.

Lĩnh vực Kiến trúc có 3 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước”.

Lĩnh vực Múa, có 6 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” gồm: Ứng Duy Thịnh với các tác phẩm kịch múa “Đất nước”, “Bông lau trắng” và tác phẩm thơ múa “Bài ca ra trận”; Lê Ngọc Canh sách “Đại cương nghệ thuật múa”, “Nghệ thuật múa chèo” và “Nghệ thuật múa tộc người Mạ”; Nghệ sĩ Chu Thúy Quỳnh với tác phẩm múa “Mùa xuân trên bản H’Mông”, “Hoa đất nước” và “Hầu văn Xá Thượng”; tác giả Nguyễn Thị Hiền với sách “Nghệ thuật biên đạo múa”, thơ múa “Hoa phong lan trên đỉnh Truông Bồn”, tiết mục múa “Xuân về trên bản Khơ Mú”; tác giả Vũ Việt Cường với hai tiết mục múa “Sài Gòn ngày ấy”, “Mâm vàng” và kịch múa “Chuyện tình nong sông”; tác giả Đặng Hùng với hai tiết mục múa “Quạt”, “Vũ khúc Raklây” và kịch múa Chol Ch’nam th’mây và 5 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước”.

Lĩnh vực Mỹ thuật, có 1 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” cho tác giả Tạ Quang Bạo với 2 tượng đài Chiến thắng Quế Sơn, Chiến thắng sông Lô; và 8 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước”.

Lĩnh vực Nhiếp ảnh, có 1 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” là tác giả Lương Nghĩa Dũng với cụm tác phẩm “Những khoảnh khắc để lại” gồm 5 ảnh “Lửa vây máy bay Mỹ”, “Nữ pháo binh Ngư thủy”, “Đưa xe tăng vào trận”, “Xốc tới” và “Đánh chiếm cứ điểm 365”; Lĩnh vực này có 8 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước”.

Lĩnh vực Sân khấu, có 3 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” gồm tác giả Trần Đình Ngôn với ba kịch bản sân khấu: “Nàng chúa ong”, “Những vần thơ thép”, “Duyên nợ ba sinh”; tác giả Mịch Quang với hai đầu sách “Khơi nguồn mỹ học dân tộc”, “Đặc trưng nghệ thuật Tuồng”; tác giả Trần Bảng với sách “Trần Bảng- đạo diễn chèo” và 11 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước”.

Lĩnh vực Văn học, có 4 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” gồm: Nguyễn Xuân Thiều với tiểu thuyết “Huế mùa mai đỏ”, truyện thiếu nhi “Khúc hát mở đầu”; Xuân Quỳnh với hai tập thơ “Lời ru trên mặt đất” và “Bầu trời trong quả trứng”; Thu Bồn với tiểu thuyết “Chớp trắng”, “Vùng pháo sáng”, tập truyện ngắn “Dưới tro”; Hữu Mai với hai tiểu thuyết “Đêm yên tĩnh”, “Người lữ hành lặng lẽ” và 29 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước”.

Lĩnh vực Văn nghệ dân gian, có 1 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” cho 9 tập “Kho tàng vè xứ Nghệ” của tác giả Ninh Viết Giao và 16 hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước.

 

                                                                Theo Dân trí

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục